Phiếu trắc nghiệm Hóa học 8 kết nối bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Tốc độ phản ứng là

  1. Đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của một phản ứng hóa học
  2. Sự nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian
  3. Thay đổi nồng độ của một chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian
  4. Độ biến thiên nhiệt độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian

Câu 2: Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố sau

  1. Nhiệt độ
  2. Nồng độ, áp suất
  3. chất xúc tác, diện tích bề mặt
  4. cả A, B và C

Câu 3: Cho phản ứng hóa học: A (k) + 2B (k) + nhiệt → AB2 (k). Tốc độ phản ứng sẽ tăng nếu

  1. Tăng áp suất
  2. Tăng thể tích của bình phản ứng
  3. Giảm áp suất
  4. Giảm nồng độ của A

Câu 4: Khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng là đúng với phản ứng có chất nào tham gia?

  1. Chất lỏng
  2. Chất rắn
  3. Chất khí.
  4. Cả 3 đều đúng.

Câu 5: Cho các yếu tố sau: a. nồng độ chất. b. áp suất c. xúc tác d. nhiệt độ e. diện tích tiếp xúc. Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng nói chung là

  1. a, b, c, d.
  2. b, c, d, e.
  3. a, c, e.
  4. a, b, c, d, e.

Câu 6: Tốc độ phản ứng tăng lên khi

  1. Giảm nhiệt độ
  2. Tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng
  3. Tăng lượng chất xúc tác
  4. Giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng

Câu 7: Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây?

  1. Tốc độ phản ứng.
  2. Cân bằng hoá học.
  3. Phản ứng một chiều.
  4. Phản ứng thuận nghịch.

Câu 8: Nhận định nào dưới đây đúng?

  1. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
  2. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
  3. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm.
  4. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

Câu 9: Đối với phản ứng có chất khí tham gia thì nhận định nào dưới đây đúng?

  1. Khi áp suất tăng thì tốc độ phản ứng giảm.
  2. Khi áp suất tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
  3. Khi áp suất giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
  4. Áp suất không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. 

Câu 10: Nhận định nào dưới đây đúng?

  1. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
  2. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng giảm.
  3. Khi nhiệt độ giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
  4. Sự thay đổi nhiệt độ không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Trong các yếu tố: (1) nhiệt độ; (2) nồng độ; (3) áp suất; (4) diện tích tiếp xúc. Những yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng của chất rắn là

  1. 1, 4.
  2. 2, 3.
  3. 3.
  4. 1, 2, 3.

Câu 2: Thực hiện phản ứng: 2H2O2 (l) → 2H2O (l) + O2 (k)

Cho các yếu tố: (1) tăng nồng độ H2O2, (2) giảm nhiệt độ, (3) thêm xúc tác MnO2. Những yếu tố làm tăng tốc độ phản ứng là

  1. 1, 3.
  2. chỉ 3.
  3. 1, 2.
  4. 1, 2, 3.

Câu 3: Tốc độ phản ứng tăng lên khi

  1. Giảm nhiệt độ
  2. Tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng
  3. Tăng lượng chất xúc tác
  4. Giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng

Câu 4: Cho phản ứng sau: X + Y → Z + T. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng?

  1. Nhiệt độ.
  2. Nồng độ Z và T.
  3. Chất xúc tác.
  4. Nồng độ X và Y.

Câu 5: Cho phản ứng : Zn(r) + 2HCl (dd) → ZnCl2(dd) + H2(k).

Nếu tăng nồng độ dung dịch HCl thì số lần va chạm giữa các chất phản ứng sẽ

  1. Giảm, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm tăng.
  2. Giảm, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm giảm.
  3. Tăng, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm tăng.
  4. Tăng, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm giảm.

Câu 6: Chọn câu đúng trong các câu dưới đây?

  1. Bếp than đang cháy trong nhà cho ra ngoài trời sẽ cháy chậm hơn.
  2. Sục CO2vào Na2CO3trong điều kiện áp suất thấp sẽ khiến phản ứng nhanh hơn.
  3. Nghiền nhỏ vừa phải CaCO3giúp phản ứng nung vôi xảy ra dễ dàng hơn.
  4. Thêm MnO2vào quá trình nhiệt phân KClO3sẽ làm giảm lượng Othu được.

Câu 7: Khi cho cùng một lượng nhôm vào cốc đựng dung dịch acid HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng nhôm ở dạng nào sau đây?

  1. Dạng viên nhỏ.
  2. Dạng bột mịn, khuấy đều.
  3. Dạng tấm mỏng.
  4. Dạng nhôm dây.

Câu 8: Nhận định nào dưới đây là đúng?

  1. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
  2. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
  3. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
  4. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm. 

Câu 9: Phát biểu nào sau đây sai?

  1. Tốc độ phản ứng được xác định bằng sự thay đổi lượng chất ban đầu hoặc chất sản phẩm trong một đơn vị thời gian: giây (s), phút (min), giờ (h), ngày (day),…
  2. Khi phản ứng hóa học xảy ra, lượng chất đầu tăng dần theo thời gian, trong khi lượng chất sản phẩm giảm dần theo thời gian
  3. Lượng chất có thể được biểu diễn bằng số mol, nồng độ mol khối lượng, hoặc thể tích
  4. Các phản ứng khác nhau xảy ra với tốc độ khác nhau có phản ứng xảy ra nhanh có phản ứng xảy ra chậm

Câu 10: Cho phản ứng Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2

Có thể tính tốc độ phản ứng theo

  1. Lượng Br2mất đi trong một đơn vị thời gian
  2. Lượng HBr sinh ra trong một đơn vị thời gian
  3. Lượng HCOOH mất đi trong một đơn vị thời gian
  4. Cả A, B, C đều đúng

3. VẬN DỤNG (10 câu)

Câu 1: Hai nhóm học sinh làm thí nghiệm: nghiên cứu tốc độ phản ứng kẽm tan trong dung dịch HCl:

  • Nhóm thứ nhất : Cân miếng kẽm 1g và thả vào cốc đựng 200ml dung dịch axit HCl 2M.
  • Nhóm thứ hai : Cân 1g bột kẽm và thả vào cốc đựng 300ml dung dịch axit HCl 2M

Kết quả cho thấy bọt khí thóat ra ở thí nghiệm của nhóm thứ hai mạnh hơn là do:

  1. Nhóm thứ hai dùng axit nhiều hơn.
  2. Diện tích bề mặt bột kẽm lớn hơn.
  3. Nồng độ kẽm bột lớn hơn.
  4. Cả ba nguyên nhân đều sai.

Câu 2: Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ của phản ứng rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu?

  1. Nhiệt độ.
  2. Chất xúc tác.
  3. Nồng độ.
  4.  Áp suất.

Câu 3: Khi ninh (hầm) thịt cá, người ta sử dụng những cách sau.

(1) Dùng nồi áp suất (3) Chặt nhỏ thịt cá.

(2) Cho thêm muối vào. (4) Nấu cùng nước lạnh.

Cách làm cho thịt cá nhanh chín hơn là

  1. 1, 2, 3.
  2. 1, 3, 4.
  3. 2, 3, 4.
  4. 1, 2, 4.

 -----------Còn tiếp --------

=> Giáo án Hoá học 8 kết nối bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay