Phiếu trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều Chủ đề 2: Phát triển bản thân

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 2: Phát triển bản thân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

CHỦ ĐỀ 2: PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

(30 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (12 CÂU)

Câu 1: Giao tiếp, ứng xử là:

A. việc trao đổi thông tin, ý kiến và bày tỏ cảm xúc giữa các cá nhân hoặc nhóm người.

B. việc trao đổi thông tin, ý kiến, quan điểm và bày tỏ cảm xúc giữa các cá nhân hoặc nhóm người.

C. việc trao đổi thông tin, ý kiến, thuyết phục một vấn đề và bộc lộ cảm xúc giữa các cá nhân hoặc nhóm người.

D. việc trao đổi thông tin, ý kiến, thương thuyết và bộc lộ cảm xúc giữa các cá nhân hoặc nhóm người.

Câu 2: Giao tiếp, ứng xử bao gồm: 

A. việc sử dụng ngôn ngữ và hành động để truyền đạt ý nghĩa và tương tác với nhau.

B. việc sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ và hành động để truyền đạt ý nghĩa và tương tác với nhau. 

C. việc sử dụng ngôn ngữ, biểu cảm và hành động để truyền đạt ý nghĩa và tương tác với nhau.

D. việc sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, biểu cảm và hành động để truyền đạt ý nghĩa và tương tác với nhau.

Câu 3: Nhận xét nào sau đây là đúng về ứng xử, giao tiếp trong các trường hợp trong cuộc sống hàng ngày? 

A. Mỗi trường hợp giao tiếp trong cuộc sống đòi hỏi người giao tiếp phải khéo léo để làm đối phương không cảm thấy khó chịu và được tôn trọng. 

B. Mỗi trường hợp giao tiếp trong cuộc sống đều có một cách xử lí chung là dùng những hành động, cử chỉ, lời nói lịch sự, nhã nhặn. 

C. Mỗi trường hợp giao tiếp trong cuộc sống đòi hỏi người nói dùng những từ ngữ phù hợp với đối tượng giao tiếp để thể hiện sự tôn trọng. 

D. Mỗi trường hợp giao tiếp trong cuộc sống lại có cách ứng xử, giao tiếp phù hợp để đạt được hiệu quả và mục đích của người nói. 

Câu 4: Hành động giao tiếp, ứng xử được chia ra thành mấy loại?

A. 2. B. 3C. 4D. 1

Câu 5: Đâu được xem là một biểu hiện của giao tiếp tích cực?

A. Né tránh giao tiếp. B. Thờ ơ, ngắt lời người khác. 
C. Chủ động bắt chuyện, giao tiếp. D. Cơi thường, hạ thấp người khác. 

Câu 6: Đâu được xem là một biểu hiện của giao tiếp chưa tích cực?

A. Lắng nghe khi người khác nói. B. Có cử chỉ đúng mực. 
C. Ngắt lời người khác. D. Chủ động giao tiếp thân thiện. 

Câu 7: Có bao nhiêu phương thức để thực hiện giao tiếp, ứng xử tích cực? 

A. 10B. vô số. C. 7D. 9

Câu 8: Người biết kiểm soát cảm xúc khi giao tiếp là người: 

A. Dùng những từ ngữ thiếu chuẩn mực. B. Bộc lộ cảm xúc trực tiếp. 
C. Nhìn nhận sự việc tiêu cực. D. Nhìn nhận sự việc tích cực. 

Câu 9: Đâu là biểu hiện của cách phản hồi hiệu quả ?

A. Giọng nói to, rõ ràng. B. Giọng nói vừa phải, rõ ràng. 
C. Giọng nói nhẹ nhàng. D. Giọng nói cần dùng lực. 

Câu 10: Đâu là biểu hiện của việc lắng nghe tích cực: 

A. Ánh mắt nhìn xung quanh. B. Chú ý vào câu chuyện, nắm bắt thông tin. 
C. Làm việc riêng, cá nhân. D. Ngắt lời để bày tỏ quan điểm. 

Câu 11: Lợi ích mà việc giao tiếp, ứng xử tích cực đem lại là gì? 

A. Tạo điều kiện thuận lợi cho con người có cuộc sống thuận lợi, hạnh phúc. 

B. Tạo tiền đề để phát triển mối quan hệ trong xã hội. 

C. Giúp tìm được sự hỗ trợ khi khó khăn. 

D. Giúp cuộc sống trở nên thú vị và dễ dàng hơn. 

Câu 12: Yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến hành vi, lời nói trong giao tiếp? 

A. Hoàn cảnh. B. Cảm xúc. 
C. Quan điểm. D. Tính cách. 

2. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

Câu 1: Khả năng thích nghi của con người thể hiện ở: 

A. việc nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới, làm quen với hoàn cảnh sống hay bất cứ biến cố nào trong cuộc sống. 

B. việc nhanh chóng hòa nhập với thử thách mới, làm quen với hoàn cảnh sống hay bất cứ biến cố nào trong cuộc sống.

C. việc nhanh chóng hòa nhập với vị trí mới, làm quen với hoàn cảnh sống hay bất cứ biến cố nào trong cuộc sống.

D. việc nhanh chóng hòa nhập với công việc mới, làm quen với hoàn cảnh sống hay bất cứ biến cố nào trong cuộc sống.

Câu 2: Đâu không phải một tình huống thay đổi trong cuộc sống? 

A. Bước sang lớp cuối cấp. 

B. Duy trì kết quả học tập. 

C. Gia đình chuyển đến nơi ở mới. 

D. Người thân bị bệnh.

Câu 3: Đâu không phải là khó khăn mà thay đổi trong cuộc sống đem lại? 

A. Áp lực, mệt mỏi. B. Sự cô đơn. 
C. Nỗi buồn. D. Sự hỗ trợ của người thân 

Câu 4: Đâu không phải là một trong những biểu hiện của sự thích nghi trong học tập?

A. Nhờ bạn bè giải bài tập giúp. B. Sẵn sàng đối diện với khó khăn. 
C. Hiểu được sự thay đổi trong học tập. D. Hoàn thành nhiệm vụ học tập. 

Câu 5: Đâu không phải là một trong những biểu hiện của sự thích nghi trong quan hệ bạn bè? 

A. Chấp nhận có những tình bạn rạn nứt và có những tình bạn mới. 

B. Tự tin vào bản thân. 

C. Tôn trọng sự khác biệt của mọi người. 

D. Luôn giữ bạn cho riêng mình. 

Câu 6: Lợi ích mà việc thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống đem lại là gì?

A. Giúp mỗi cá nhân có thể sống độc lập, tự chủ. 

B. Giúp mỗi cá nhân có thể tự chủ trong cuộc sống. 

C. Giúp mỗi cá nhân có thể sống hài hòa và thành công. 

D. Giúp mỗi cá nhân có lựa chọn thích hợp với bản thân. 

Câu 7: Đâu không phải là một trong những biểu hiện của sự thích nghi trong cuộc sống gia đình?

--------------- Còn tiếp ---------------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay