Phiếu trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều Chủ đề 1: Xây dựng văn hoá nhà trường

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 1: Xây dựng văn hoá nhà trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

CHỦ ĐỀ 1: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG 

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

(30 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (12 CÂU)

Câu 1: Truyền thống nhà trường là:

A. một trong những đặc điểm nổi bật về một lĩnh vực nào đó được kế thừa và phát huy qua các thế hệ thầy cô và học sinh. 

B. một trong những quy định, quy tắc đã được nhà trường đặt ra từ rất lâu và được thực hiện cho tới hiện tại.

C. một trong những hoạt động nổi bật của nhà trường trong việc đóng góp cho cộng đồng và được duy trì qua nhiều thế hệ học sinh.

D. một trong những hoạt động nổi bật của giáo viên đóng góp vào công việc giảng dạy và họ tập của học sinh, được công nhận và áp dụng trong thời gian dài. 

Câu 2: Mục đích của việc giới thiệu sản phẩm xây dựng truyền thống nhà trường là gì?

A. Giáo dục toàn diện cho mọi thế hệ học sinh về trách nhiệm, nghĩa vụ xây dựng nét đẹp truyền thống của nhà trường. 

B. Hình thành và góp phần củng cố những truyền thống đã được phát huy và sẽ được phát huy trong thời gian tương lai. 

C. Chuẩn bị cho kế hoạch phát triển, xây dựng các hoạt động nhằm góp phần nâng cao nhận thức của học sinh về giữ gìn nét đẹp truyền thống của nhà trường. 

D. Quảng bá truyền thống nhà trường từ đó vận động các cá nhân học sinh và giáo viên luôn gìn giữ, phát huy những nét đẹp của nhà trường hiện tại và trong tương lai. 

Câu 3: Các sản phẩm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường cần đáp ứng tiêu chí nào?

A. Hình thức tùy chọn không yêu cầu cao tuy nhiên nội dung cần được chuẩn bị kĩ lưỡng, có tác dụng giáo dục người xem về truyền thống nhà trường. 

B. Hình thức cần có sự đầu tư kĩ lưỡng và tỉ mỉ để thu hút được sự chú ý của người xem. 

C. Phải đạt yêu cầu về cả mặt hình thức lẫn nội dung phù hợp với thị hiếu học sinh và giáo viên. 

D. Hình thức đẹp, ưa nhìn, thân thiện với môi trường, phù hợp với lứa tuổi đồng thời phải mang một ý nghĩa, thông điệp về truyền thống nhà trường. 

Câu 4: Có bao nhiêu hình thức để sáng tạo sản phẩm xây dựng truyền thống nhà trường?

A. Vô số. B. 3C. 4D. 1

Câu 5: Đâu được xem là một hoạt động lao động công ích ở trường?

A. Dọn vệ sinh khu dân cư sinh sống. B. Làm sạch nguồn nước dân cư. 
C. Trồng và chăm sóc cây cảnh. D. Giúp đỡ cụ già có hoàn cảnh khó khăn. 

Câu 6: Đối tượng mà hoạt động công ích hướng tới thường là: 

A. cá nhân tham gia hoạt động. B. cá nhân có mặt ở nơi diễn ra hoạt động. 
C. cộng đồng, tập thể nhận được hỗ trợ. D. tập thể thực hiện hoạt động. 

Câu 7: Có mấy bước trong xây dựng kế hoạch lao động công ích ở trường? 

A. 10B. 8C. 7D. 9

Câu 8: Bắt nạt học đường được coi là:

A. hành vi vi phạm pháp luật. B. thực trạng nhức nhối. 
C. vấn đề cũ nhưng nóng hổi. D. vấn nạn nguy hiểm. 

Câu 9: Việc phòng chống bắt nạt học đường là trách nhiệm của:

A. phụ huynh học sinh. B. mọi người trong xã hội. 
C. cá nhân mỗi học sinh. D. nhà trường.

Câu 10: Tôn trọng sự khác biệt là tôn trọng: 

A. sự riêng tư của mỗi người. B. sự tự do và đặc điểm cá nhân mỗi người. 
C. quyền cá nhân của mỗi người. D. quyền sống và làm việc của mỗi người. 

Câu 11: Việc tham gia phòng chống bắt nạt học đường là xây dựng:

A. trường học an toàn. 

B. trường học thân thiện.

C. trường học công bằng.

D. trường học lành mạnh.

Câu 12: Sự khác biệt giữa mọi người đến từ:

A. sở thích. B. nhiều yếu tố. 
C. quan điểm. D. tính cách. 

2. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

Câu 1: Lao động công ích giúp cho học sinh:

A. hiểu được giá trị của lao động từ đó biết trân trọng công sức lao động và có ý thức bảo vệ, giữ gìn những công trình công cộng. 

B. hiểu được giá trị của cuộc sống và từ đó biết trân trọng những công trình công cộng. 

C. hiểu được giá trị của lao động và từ đó biết tôn trọng, tuyên dương người lao động với những cống hiến cho xã hội.

D. hiểu được giá trị của công sức người lao động để xây dựng các công trình công cộng cho xã hội. 

Câu 2: Đâu không phải một loại hình sản phẩm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường?

A. Tác phẩm âm nhạc. 

B. Báo cáo kết quả học tập. 

C. Trang thông tin điện tử.

D. Mô hình. 

Câu 3: Đâu không phải là hoạt động lao động công ích thường có ở trường?

A. Sắp xếp bàn ghế, trang thiết bị. B. Nâng cấp các công trình chung. 
C. Vệ sinh phòng học, sân trường. D. Đóng góp vào kế hoạch nhỏ. 

Câu 4: Đâu không phải là một trong những bước xây dựng kế hoạch lao động công ích ở trường? 

A. Sự trợ giúp hoạt động. B. Mục tiêu hoạt động. 
C. Thời gian thực hiện.  D. Đối tượng tham gia. 

Câu 5: Đâu không phải là một trong những hoạt động phòng chống bắt nạt học đường? 

A. Phát thanh về phòng chống bắt nạt học đường.

B. Chiến dịch “Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bắt nạt học đường”. 

C. Tập huấn kĩ năng ứng phó với bắt nạt học đường. 

D. Phát tán các hình ảnh, video về bắt nạt học đường để lên án cá nhân có hành vi sai trái. 

Câu 6: Đặc điểm khi học sinh bị bắt nạt học đường là:

A. Có học lực và rèn luyện luôn đứng trong top đầu của lớp. 

B. Gia đình có hoàn cảnh và điều kiện kinh tế tốt hơn các bạn khác. 

C. Có sức khỏe về mặt thể chất hoặc tinh thần không được tốt

D. Gia đình luôn quan tâm và hỗ trợ trong quá trình học tập ở lớp. 

Câu 7: Đâu không phải là một trong những mục lớn cần có trong kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường? 

--------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều chủ đề 1: Xây dựng truyền thống nhà trường

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay