Phiếu trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 kết nối Chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 3: TRÁCH NHIỆM VỚI BẢN THÂN
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
(30 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Biểu hiện thể hiện trách nhiệm với bản thân là
- A. Đặt việc vui chơi lên hàng đầu.
- B. Đặt ra mục tiêu cho các hoạt động của bản thân.
- C. Đặt việc ăn uống lên hàng đầu.
- D. Xem TV, đọc truyện vào mỗi buổi tối.
Câu 2: Biểu hiện của người có trách nhiệm với bản thân trong học tập là
- A. Luôn trau dồi kiến thức.
- B. Điểm số thấp trong kì kiểm tra.
- C. Không làm bài tập về nhà.
- D. Thân thiện với mọi người.
Câu 3: Biểu hiện của người có trách nhiệm với bản thân đối với mọi người xung quanh là
- A. Chia bè, chia phái với các bạn.
- B. Không tôn trọng với mọi người.
- C. Chu đáo với mọi người.
- D. Không lễ phép với ông bà, bố mẹ.
Câu 4: Biểu hiện của trách nhiệm bản thân với bố mẹ, người thân là
- A. Làm việc nhà, thực hành tiết kiệm trong gia đình.
- B. Hỗ trợ và giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn.
- C. Kiểm soát cảm xúc tiêu cực.
- D. Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Câu 5: Biểu hiện của trách nhiệm bản thân với mọi người trong cộng đồng là
- A. Tập thể dục mỗi sáng.
- B. Giữ lời hứa với mọi người.
- C. Luôn suy nghĩ theo hướng tích cực.
- D. Ăn uống lành mạnh.
Câu 6: Biểu hiện của trách nhiệm bản thân trong việc học tập là
- A. Không làm bài tập trước khi đến lớp.
- B. Tập thể dục thường xuyên.
- C. Giữ lời hứa với bố mẹ.
- D. Chủ động và nghiên cứu bài mới trước khi đến lớp.
Câu 7: Đâu là cách giải tỏa áp lực, căng thẳng sau giờ học căng thẳng?
- A. Đi ngủ để quên đi chuyện buồn.
- B. Chơi nhảy dây sau giờ học căng thẳng, mệt mỏi.
- C. Chào hỏi và nhờ thầy cô hướng dẫn làm bài tập.
- D. Tập thể dục.
Câu 8: Em hãy cho biết thế nào là ứng phó với tâm lí căng thẳng?
- A. là cách con người chấp nhận sống với những tâm lí căng thẳng.
- B. là cách con người không biết cách vượt qua những tâm lí căng thẳng.
- C. là cách con người đối diện và vượt qua những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách tích cực.
- D. là cách con người sợ hãi, lo âu với cuộc sống xung quanh.
Câu 9: Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, sợ hãi, em cần làm gì?
- A. Vùi mình vào chơi game.
- B. Trốn trong phòng để khóc.
- C. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ bố mẹ, thầy cô.
- D. Âm thầm chịu đựng, không chia sẻ với ai.
Câu 10: Một trong những biện pháp ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng, áp lực là?
- A. thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
- B. tách biệt, không trò chuyện với mọi người.
- C. âm thầm chịu đựng những tổn thương tinh thần.
- D. lo lắng, sợ hãi không dám tâm sự với ai.
2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là biểu hiện của trách nhiệm bản thân với gia đình?
- A. Giúp đỡ bố mẹ trong việc nhà.
- B. Không tự giác, phụ giúp bố mẹ trong công việc nhà.
- C. Ngoan ngoãn, lễ phép với ông bà, bố mẹ.
- D. Quan tâm, chăm sóc người thân.
Câu 2: Để đảm bảo thực hiện cam kết, em nên làm gì
- A. Kiểm tra, điều chỉnh từng bước thực hiện cam kết đề ra.
- B. Bỏ qua những việc khó khăn.
- C. Nhờ người khác làm hộ khi gặp khó khăn.
- D. Không thực hiện cam kết theo kế hoạch đề ra.
Câu 3: Để thực hiện trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh, em nên làm gì?
- A. Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
- B. Ỷ lại vào người khác.
- C. Nỗ lực, kiên trì đến cùng để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- D. Em không nghe lời bố mẹ.
Câu 4: Đâu không phải ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm với bản thân?
- A. Xây dựng mối quan hệ tin tưởng.
- B. Tạo môi trường hòa thuận.
- C. Mối quan hệ với mọi người bị xa cách.
- D. Hỗ trợ và tạo ảnh hưởng tích cực đối với bản thân, cộng đồng.
Câu 5: Đâu không phải là cách để ứng phó với căng thẳng?
- A. Bình tĩnh để giải quyết căng thẳng.
- B. Kìm nén cảm xúc.
- C. Cố gắng suy nghĩ tích cực.
- D. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
Câu 6: Đâu không phải là cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng, áp lực?
- A. Giải trí bằng các clip hài hước, vui nhộn.
- B. Lên mạng xã hội than thở.
- C. Mở nhạc lên thư giãn.
- D. Tập luyện thể dục, thể thao.
Câu 7: Đâu không phải là triệu chứng khi gặp căng thẳng, áp lực?
- A. Đau đầu.
- B. Chán ăn.
- C. Vui vẻ.
- D. Cáu kỉnh.
Câu 8: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng, áp lực?
- A. Được bố mẹ cho đi chơi, mua đồ chơi yêu thích.
- B. Bị nhắn tin quấy rối.
- C. Bị bạn bè dọa nạt và đánh.
- D. Bị bố mẹ đặt kì vọng quá lớn.
3. VẬN DỤNG (11 CÂU)
Câu 1: Quan sát tình huống sau: “Do chưa nỗ lực, chăm chỉ nên kết quả học tập của bạn An chưa được tốt. Dù vậy, bạn An không thể hiện sự buồn bã hay lo lắng vì kết quả này”.
Em hãy nhận xét về thái độ của bạn An.
- A. Có trách nhiệm với bạn thân.
- B. Có trách nhiệm với thầy cô, bạn bè.
- C. Thiếu trách nhiệm với bản thân.
- D. Thiếu trách nhiệm với bố mẹ.
Câu 2: Thực hành thể hiện là người có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao trong tình huống sau: “Năm nay là năm học cuối cấp. Nam được cô giáo giao nhiệm vụ làm nhóm trưởng học tập nên bạn vừa phải hoàn thành nhiệm vụ của mình, vừa phải giúp đỡ một số bạn học tốt trong nhóm”.
- A. Nam cân bằng thời gian giữa việc học của mình và giúp đỡ các bạn trong lớp học tập tốt.
- B. Nam mặc kệ các bạn học kém trong lớp.
- C. Nam từ chối cô giáo giúp đỡ các bạn.
- D. Nam rủ các bạn đi chơi điện tử.
Câu 3: Thực hành thể hiện là người có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao trong tình huống sau: “Để chuẩn bị cho lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt nam 20/11, nhà trường phát động phong trào thi đua văn hóa, văn nghệ, thể thao. Thảo được cô giáo chủ nhiệm giao cho nhiệm vụ phụ trách các tiết mục tham gia lễ hội diễn văn nghệ của lớp”.
- A. Thảo kêu gọi và cùng các bạn tham gia văn nghệ của trường.
- B. Thảo từ chối không tham gia.
- C. Thảo đăng kí tham gia biểu diễn văn nghệ để không phải làm bài tập về nhà.
- D. Thảo không quan tâm các tiết mục văn nghệ của lớp.
Câu 4: Thực hành thể hiện là người có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao trong tình huống sau: “Cuối tuần này, bố mẹ Lan đi công tác, chỉ có hai chị em ở nhà. Chị em Lan phải tự sắp xếp công việc nhà trong những ngày đó”.
- A. Lan không làm bài tập về nhà.
- B. Lan cùng em đi chơi.
- C. Lan mặc kệ để em chơi một mình.
- D. Lan và em cùng nhau làm việc nhà.
Câu 5: Quan sát tình huống: “Dạo gần đây việc học tập của M bị sa sút, nhưng M không tỏ ra lo lắng”.
Nếu em là bạn của M em sẽ làm gì?
- A. Trách mắng bạn M không đạt được kết quả tốt trong học tập.
- B. Hỏi thăm về tình hình học tập và cảm xúc của bạn M; đề xuất bạn M tìm kiếm giải pháp để cải thiện tình hình học tập của mình.
- C. Rủ bạn M đi xem phim sau giờ học.
- D. Mặc kệ bạn M.
Câu 6: Quan sát tình huống:“P thấy nhóm bạn bắt nạt một em lớp dưới”.
Nếu em là P em sẽ làm gì?
- A. Không phải chuyện của mình nên bỏ đi.
- B. Xông vào đánh nhóm bạn bắt nạt.
- C. Tham gia bắt nạt em lớp dưới.
- D. Khéo léo nói với các bạn và giúp đỡ em lớp dưới.
Câu 7: Quan sát tình huống: “Bạn A bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày”.
Nếu em là bạn của A em sẽ làm gì?
- A. Đó là việc của bạn nên không quan tâm.
- B. Rủ bạn đi chơi.
- C. Giúp bạn chép bài và làm bài tập hộ bạn.
- D. Hướng dẫn, kèm bạn học những bài mà bạn đã nghỉ học.
Câu 8: Thể hiện trách nhiệm với mọi người xung quanh trong tình huống sau: “Bạn Nga kể với Linh về việc mình bị sàm sỡ và cảm thấy rất hoang mang, sợ hãi, Nga yêu cầu Linh phải giữ bí mật cho mình”.
- A. Giữ lời hứa với N giữ bí mật.
- B. Tâm sự để N cảm thấy bớt hoang mang, sợ hãi.
- C. Trấn an và khuyến khích N nên chia sẻ với người thân để được hỗ trợ.
- D. Nói chuyện này cho thầy, cô giáo và bố mẹ của N.
Câu 9: Quan sát tình huống: “Bạn N là học sinh giỏi Toán của lớp. Trong giờ kiểm tra có bạn muốn chép bài và N không đồng ý vì như vậy là vi phạm quy chế kiểm tra. Trên đường về nhà, N đã bị bạn đó cùng một nhóm đi cùng dọa nạt và đánh. N rất sợ hãi, không dám đến trường vì sợ lại bị đánh”.
Em hãy cho biết bạn N đã rơi vào trạng thái nào sau đây?
- A. Tệ nạn xã hội.
- B. Tâm lí căng thẳng.
- C. Tệ nạn ma túy.
- D. Bạn N được các bạn yêu quý.
Câu 10: Quan sát tình huống: “Ngoài việc học ở trường, K phải thường xuyên đi học ở trung tâm. Chỉ riêng việc di chuyển đã khiến L thấy mệt mỏi. Kì kiểm tra tới, lượng kiến thức cần ôn tập nhiều hơn khiến K càng căng thẳng, dẫn đến đau đầu, chán ăn, mất ngủ. Kết quả học tập của K giảm sút”.
Em hãy cho biết K đã rơi vào trạng thái nào sau đây?
- A. Tâm lí căng thẳng, áp lực học hành.
- B. Bị bạo hành.
- C. Tâm lí bi quan.
- D. Bị bạo lực gia đình.
Câu 11: Thực hành ứng phó căng thẳng trong tình huống sau: “Tú bị một số học sinh lớp khác dọa sẽ tung các thông tin xấu về mình lên mạng xã hội. Tú rất lo lắng vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra”.
- A. Tú mặc kệ các bạn vì những thông tin đó không ảnh hưởng đến mình.
- B. Tú gọi người đến gây gổ, đánh nhau với các bạn.
- C. Tú khóc một mình và không tâm sự với ai.
- D. Tú nên báo chuyện này lại với bố mẹ, thầy cô và tìm cách giải quyết.
4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: Trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng Tổ quốc là
- A. Bản thân mỗi người luôn có lòng tự hào về con người, quê hương, đất nước, anh hùng hào kiệt, danh nhân văn hoá, về non sông gấm vóc, những sản vật phong phú.
- B. Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn, học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu nước.
- C. Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe.
- D. Tích cực học hành và đi du học nước ngoài.
=> Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối chủ đề 3: Trách nghiệm với bản thân - Tuần 1