Phiếu trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 kết nối Chủ đề 8: Khám phá thế giới nghề nghiệp
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 8: Khám phá thế giới nghề nghiệp. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 8: KHÁM PHÁ THẾ GIỚI VỚI NGHỀ NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
(32 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Nghề nào sau đây thường xuyên phải làm việc ở môi trường nhiều khói bụi? A. Cảnh sát.
- B. Thợ xây.
- C. Luật sư.
- D. Kĩ sư.
Câu 2: “Người lái đò” là tên gọi ví von của nghề nghiệp nào?
- A. Nhân viên văn phòng.
- B. Nhà báo.
- C. Thẩm phán.
- D. Giáo viên.
Câu 3: Khi các thiết bị điện trong nhà bị hỏng, chúng ta phải tìm ai để sửa chữa?
- A. Thợ may.
- B. Thợ thủ công.
- C. Thợ điện.
- D. Thợ sửa ống nước.
Câu 4: Nguy hiểm của nghề đánh bắt hải sản là
- A. Thời tiết khắc nghiệt.
- B. Thiếu thốn lương thực.
- C. Quá gần bờ.
- D. Đánh bắt được nhiều hải sản.
Câu 5: Trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của nghề cảnh sát cứu hỏa là gì?
- A. Máy vi tính, bản thiết kế, bút, thước, dây đo.
- B. Xe máy, điện thoại thông minh, quần áo nhận diện thương hiệu.
- C. Dụng cụ nấu nướng, mũ và áo bếp trưởng.
- D. Bộ đồ bảo hộ phòng cháy chuyên dụng, xe cứu hỏa và hệ thống máy bơm phun chữa cháy.
Câu 6: Trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của nghề xe ôm công nghệ là gì?
- A. Máy vi tính, bản thiết kế, bút, thước, dây đo.
- B. Xe máy, điện thoại thông minh, quần áo nhận diện thương hiệu.
- C. Dụng cụ nấu nướng, mũ và áo bếp trưởng.
- D. Bộ đồ bảo hộ phòng cháy chuyên dụng, xe cứu hỏa và hệ thống máy bơm phun chữa cháy.
Câu 7: Trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của nghề phiên dịch viên là gì?
- A. Máy tạo kiểu tóc; lược chuyên dụng; kéo cắt tóc;...
- B. Bộ đồ bảo hộ phòng cháy chuyên dụng, xe cứu hỏa và hệ thống máy bơm phun chữa cháy
- C. Bảng, phấn viết, tài liệu,...
- D. Tai nghe, micro; bảng ghi, thiết bị phiên dịch tự động, sổ tay, bút viết,...
2. THÔNG HIỂU (14 CÂU)
Câu 1: Quan sát hình ảnh và cho biết tên nghề nghiệp?
A. Kĩ sư cơ khí. B. Nhà thiết kế thời trang. C. Đầu bếp. D. Lính cứu hỏa. |
Câu 2: Quan sát hình ảnh và cho biết tên nghề nghiệp?
A. Kĩ sư cơ khí. B. Nhà thiết kế thời trang. C. Đầu bếp. D. Lính cứu hỏa. |
Câu 3: Đâu không phải là lợi ích mà nghề nghiệp mang lại cho con người và xã hội?
- A. Giúp xã hội ngày càng phát triển.
- B. Giúp con người tạo được nhiều mối quan hệ.
- C. Giúp con người có cuộc sống ổn định về kinh tế.
- D. Giúp con người trau dồi kiến thức, kinh nghiệm.
Câu 4: Nghề nào dưới đây không góp phần xây dựng nên một ngôi nhà?
- A. Kiến trúc sư.
- B. Kĩ sư điện tử.
- C. Thợ xây.
- D. Thợ mộc.
Câu 5: Nghề nào có vai trò lên kế hoạch, thiết kế, giám sát các dự án kiến trúc cho công trình từ lúc bắt đầu khởi công đến khi dự án hoàn thành?
- A. Thợ mộc.
- B. Công nhân.
- C. Kĩ thuật viên.
- D. Kiến trúc sư.
Câu 6: Đâu không phải cách để tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương?
- A. Thử làm một số việc của nghề đó.
- B. Phỏng vấn người lao động thông qua phiếu hỏi.
- C. Tìm hiểu trong truyện tranh.
- D. Quan sát thực tế.
Câu 7: Đâu không phải hoạt động đặc trưng của nghề cảnh sát cứu hỏa?
- A. Kiểm soát, dập tắt lửa bằng các phương tiện, hóa chất dập lửa và các kĩ thuật cứu hỏa phù hợp.
- B. Hô hoán người dân hôi của, hàng hóa sau hỏa hoạn.
- C. Sơ tán, cứu người mắc kẹt tại địa điểm hỏa hoạn.
- D. Tuyên truyền giáo dục cộng đồng về phòng cháy, chữa cháy.
Câu 8: Yêu cầu về phẩm chất của nghề cảnh sát cứu hỏa là gì?
- A. Có tâm lí vững vàng, kiên trì, dũng cảm.
- B. Yêu thương trẻ em, kiên trì.
- C. Trách nhiệm, cẩn thận, trung thực.
- D. Yêu thích du lịch, sôi nổi, hoạt bát.
Câu 9: Yêu cầu về phẩm chất của nghề công chứng viên là gì?
- A. Có tâm lí vững vàng, kiên trì, dũng cảm.
- B. Yêu thương trẻ em, kiên trì.
- C. Trách nhiệm, cẩn thận, trung thực.
- D. Yêu thích du lịch, sôi nổi, hoạt bát.
Câu 10: Năng lực cần có của nghề công chứng viên là gì?
- A. Có sức khỏe; có kiến thức cơ bản về phòng cháy, chữa cháy, có kĩ năng sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản để thực hiện các hoạt động đặc trưng của nghề.
- B. Am hiểu pháp luật; kĩ năng tiếp nhận, phân tích yêu cầu công chứng; kĩ năng kiểm tra tính xác thực, tính hợp lí của các loại hồ sơ công chúng.
- C. Tư vấn kiểu tóc, màu nhuộm tóc phù hợp cho khách hàng; cắt, nhuộm, uốn, éo,... cho khách hàng.
- D. Chuyển đổi thông tin từ ngôn ngữ này hành thông tin tương đương trong ngôn ngữ khác; chuyển tải phong cách và giọng điệu của ngôn ngữ gốc.
Câu 11: Năng lực cần có của thợ làm đầu là gì?
- A. Có sức khỏe; có kiến thức cơ bản về phòng cháy, chữa cháy, có kĩ năng sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản để thực hiện các hoạt động đặc trưng của nghề.
- B. Am hiểu pháp luật; kĩ năng tiếp nhận, phân tích yêu cầu công chứng; kĩ năng kiểm tra tính xác thực, tính hợp lí của các loại hồ sơ công chúng.
- C. Tư vấn kiểu tóc, màu nhuộm tóc phù hợp cho khách hàng; cắt, nhuộm, uốn, éo,... cho khách hàng.
- D. Chuyển đổi thông tin từ ngôn ngữ này hành thông tin tương đương trong ngôn ngữ khác; chuyển tải phong cách và giọng điệu của ngôn ngữ gốc.
Câu 12: Năng lực cần có của nghề phiên dịch viên là gì?
- A. Có sức khỏe; có kiến thức cơ bản về phòng cháy, chữa cháy, có kĩ năng sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản để thực hiện các hoạt động đặc trưng của nghề.
- B. Am hiểu pháp luật; kĩ năng tiếp nhận, phân tích yêu cầu công chứng; kĩ năng kiểm tra tính xác thực, tính hợp lí của các loại hồ sơ công chúng.
- C. Tư vấn kiểu tóc, màu nhuộm tóc phù hợp cho khách hàng; cắt, nhuộm, uốn, éo,... cho khách hàng.
- D. Chuyển đổi thông tin từ ngôn ngữ này hành thông tin tương đương trong ngôn ngữ khác; chuyển tải phong cách và giọng điệu của ngôn ngữ gốc.
Câu 13: Đâu không phải là phẩm chất, năng lực cần có của một người lao động?
- A. Trách nhiệm và trung thực.
- B. Nóng nảy, thiếu kiên nhẫn.
- C. Có kĩ năng thấu cảm.
- D. Nhân ái và thiện chí.
Câu 14: Phẩm chất cần có của một nhà thực vật học là
- A. yêu thiên nhiên, cây cối; cẩn thận, tỉ mỉ,...
- B. yêu động vật.
- C. trách nhiệm, nhận nại.
- D. nhân ái, thiện chí.
3. VẬN DỤNG (9 CÂU)
Câu 1: Quan sát tình huống: “Trong giờ làm văn, cô giáo yêu cầu cả lớp viết về gia đình mình và chọn một vài bài hay để đọc trước lớp. N được cô giáo gọi đứng lên đọc bài nhưng cả lớp đều phá lên cười khi bạn chia sẻ bố của mình làm nghề xe ôm?”.
Nếu em là bạn thân của N, em sẽ làm gì trong trường hợp này?
- A. Yêu cầu các bạn tôn trọng N và bố của N, không cười nữa để lắng nghe bạn chia sẻ.
- B. Tỏ ra không quan tâm.
- C. Bỏ ngoài tai, tập trung viết bài của mình.
- D. Cười cùng với các bạn trong lớp.
Câu 2: Quan sát tình huống: “Bố mẹ T làm nghề lao công nhưng bạn chưa bao giờ cảm thấy xấu hổ hay tự ti. Mặt khác bạn luôn rất thoải mái chia sẻ về họ. Sau giờ học, T còn nấu cơm mang ra chỗ bố mẹ và làm đỡ việc để bố mẹ nghỉ ngơi ăn cơm”.
Em thấy T là một người như thế nào?
- A. T không yêu thương bố mẹ.
- B. T là một người chưa hiểu chuyện.
- C. T là một người con hiếu thảo.
- D. T thấy xấu hổ vì nghề nghiệp của bố mẹ.
Câu 3: Những nguy hiểm có thể xảy ra đối với nghề cảnh sát cứu hỏa là
- A. Dễ bị bỏng, ngạt khói, thương tật, một số trường hợp có thể tử vong.
- B. Biếng ăn, đau dạ dày, gai cột sống.
- C. Bỏng lửa hoặc bỏng nước sôi trong khi nấu ăn.
- D. Xây xát, bong gân, co cứng cơ, trượt đĩa đệm, gãy xương,...
Câu 4: Những nguy hiểm có thể xảy ra đối với nghề đầu bếp là
- A. Dễ bị bỏng, ngạt khói, thương tật, một số trường hợp có thể tử vong.
- B. Biếng ăn, đau dạ dày, gai cột sống.
- C. Bỏng lửa hoặc bỏng nước sôi trong khi nấu ăn.
- D. Xây xát, bong gân, co cứng cơ, trượt đĩa đệm, gãy xương,...
Câu 5: Những nguy hiểm có thể xảy ra đối với vũ công là
- A. Dễ bị bỏng, ngạt khói, thương tật, một số trường hợp có thể tử vong.
- B. Biếng ăn, đau dạ dày, gai cột sống.
- C. Bỏng lửa hoặc bỏng nước sôi trong khi nấu ăn.
- D. Xây xát, bong gân, co cứng cơ, trượt đĩa đệm, gãy xương,...
Câu 6: Cách giữ an toàn khi làm vũ công là
- A. Sử dụng đồ dùng bảo hộ khi tập luyện và biểu diễn.
- B. Tuân thủ nghiêm túc các quy định về an toàn lao động nấu nướng.
- C. Thường xuyên kiểm tra và rèn luyện kĩ năng sử dụng an toàn các trang, thiết bị, dụng cụ lao động phòng cháy, chữa cháy.
- D. Học cách sử dụng nấu ăn đúng cách, luôn cẩn trọng.
Câu 7: Cách giữ an toàn khi làm cảnh sát cứu hỏa là
- A. Sử dụng đồ dùng bảo hộ khi tập luyện và biểu diễn.
- B. Tuân thủ nghiêm túc các quy định về an toàn lao động nấu ăn.
- C. Thường xuyên kiểm tra và rèn luyện kĩ năng sử dụng an toàn các trang, thiết bị, dụng cụ lao động phòng cháy, chữa cháy.
- D. Học cách sử dụng nấu ăn đúng cách, luôn cẩn trọng.
Câu 8: Ý nghĩa về kinh tế, xã hội của nghề trồng cà phê là
- A. Cải thiện chất lượng cà phê.
- B. Nhiều thương hiệu cà phê để người sử dụng lựa chọn.
- C. Giữ nét đẹp văn hóa trồng cà phê có từ lâu đời.
- D. Tạo việc làm cho người dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế.
Câu 9: Đâu không phải ý nghĩa về kinh tế, xã hội của nghề làm gốm?
- A. Cải thiện thu nhập và chất lượng cuộc sống.
- B. Góp phần quảng bá tên tuổi địa phương.
- C. Lưu giữ nét văn hóa truyền đời của Hà Nội, nguồn cung cấp đồ gốm sứ lớn nhất Việt Nam.
- D. Tạo việc làm cho người dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Câu tục ngữ “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” là câu tục ngữ nói về nghề nào?
- A. Thợ điện.
- B. Nông dân.
- C. Kinh doanh.
- D. Tài xế.
Câu 2: Nghề truyền thống ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội là gì?
- A. Dệt vải.
- B. Thêu.
- C. Làm gốm.
- D. Làm hương.
=> Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối chủ đề 8: Khám phá thế giới nghề nghiệp - Tuần 1