Phiếu trắc nghiệm Tin học khoa học máy tính 11 kết nối Bài 9: Giao tiếp an toàn trên Internet
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tin học 11 (Định hướng Khoa học máy tính) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9: Giao tiếp an toàn trên Internet. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tin học 11 theo định hướng khoa học máy tính kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 3: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐBÀI 9: GIAO TIẾP AN TOÀN TRÊN INTERNET
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Khi giao tiếp qua mạng chúng ta cần ứng xử như thế nào?
- Mỗi người khi giao tiếp qua mạng đều thể hiện văn hóa ứng xử của mình.
- Khi giao tiếp qua mạng không thể hiện văn hóa ứng xử của mình.
- Cả 2 ý A và B đều chưa đúng.
- Ý kiến khác.
Câu 2: Hành vi được cho là thiếu văn hóa khi giao tiếp với người khác?
- Chăm chú nghe người khác nói chuyện.
- Nhìn điện thoại không rời mắt.
- Xin lỗi nghe điện thoại khi đang ngồi nói chuyện với người khác.
- Nói vừa đủ khi nghe điện thoại ở nơi công cộng.
Câu 3: Khi dùng email, tin nhắn, em cần:
- Tôn trọng quyền riêng tư của người khác.
- Hãy lịch sự sớm trả lời email, tin nhắn.
- Cả A và B đều đúng.
- Cả A và B đều sai.
Câu 4: Em nên sử dụng webcam khi nào?
- Không bao giờ sử dụng webcam.
- Khi nói chuyện với những người em chỉ biết qua mạng.
- Khi nói chuyện với bất kì ai.
- Khi nói chuyện với những người em biết trong thế giới thực như bạn học, người thân,...
Câu 5: Khi nào thì nên dùng email?
- Khi muốn trao đổi về công việc.
- Khi muốn nhắn tin với bạn bè.
- Khi muốn chia sẻ cảm xúc.
- Khi muốn đăng hình ảnh.
Câu 6: Khi muốn trao đổi, trò chuyện hay chia sẻ cảm xúc thì nên dùng hình thức nào trên mạng?
- Dùng email.
- Dùng tin nhắn, hoặc mạng xã hội.
- Dùng phần mềm vẽ tranh.
- Dùng phần mềm lập trình.
Câu 7: Internet có thể gây tác hại gì?
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: bộ não không có thời gian nghỉ ngơi, dễ mất ngủ, tự ti.
- Có thể trao đổi thông tin với nhau tiện lợi.
- Dễ bị mạo danh.
- Ý A và B đúng.
Câu 8: Điều gì có thể dẫn đến vi phạm pháp luật khi dùng Internet?
- Bắt nạt hoặc tiếp tay cho kẻ bắt nạt.
- Lan truyền tin giả, bài viết xuyên tạc sự thật, hình ảnh đồi trụy.
- Ăn cắp thông tin trên mạng (vi phạm bản quyền tác giả).
- Tất cả các ý trên.
Câu 9: Em nên làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình?
- Cho bạn bè biết mật khẩu để nếu quên còn hỏi bạn.
- Đặt mật khẩu dễ đoán cho khỏi quên.
- Thay đổi mật khẩu thường xuyên và không cho bất cứ ai biết.
- Sử dụng cùng một mật khẩu cho mọi thứ.
Câu 10: Khi sử dụng lại các thông tin trên mạng cần lưu ý đến vấn đề là:
- Các từ khóa liên quan đến thông tin cần tìm.
- Bản quyền.
- Địa chỉ của trang web.
- Các từ khóa liên quan đến trang web.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Tác hại của việc nghiện chơi game trên mạng là:
- Luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, bi quan, cảm thấy cô đơn, bất an.
- Mất hứng thú với các thú vui, sở thích cũ, mọi thứ chỉ dồn vào game, học hành chểnh mảng.
- Dễ cảm thấy bực bội cáu gắt; Có xu hướng chống đối bạn bè, người thân; cảm giác vô dụng, người thừa hoặc người có lỗi; xu hướng muốn bạo lực hoặc tự sát; chán ăn, ăn ít; …
- Tất cả đáp án trên.
Câu 2: Mỗi ngày một học sinh cấp Trung học nên truy cập Internet trong thời gian bao lâu?
- Càng dành ít thời gian sử dụng Internet càng tốt.
- 20/24.
- 12/24.
- 7/24.
Câu 3: Cho các ý sau:
(1) Trả lời nhanh chóng mỗi khi nhân được email, tin nhắn đích danh mình.
(2) Nếu bận, nên hẹn trả lời sau, nhưng đừng để quá lâu.
(3) Văn phong trả lời nên lịch sự, tôn trọng đối phương.
(4) Nếu không muốn trả lời, nên gửi mail từ chối nhã nhặn.
Phép lịch sự khi trao đổi email, tin nhắn là:
- (1), (3) và (4).
- (1), (2), (3) và (4).
- (2) và (3).
- (1), (2) và (4).
Câu 4: Bạn của em nói cho em biết một số thông tin riêng tư không tốt về một bạn khác cùng lớp. Em nên làm gì?
- Bỏ qua không để ý vỉ thông tin đó có thể không đúng, nếu đúng thì cũng không nên xâm phạm vào những thông tin riêng tư của bạn.
- Đăng thông tin đó lên mạng nhưng giới hạn chì để bạn bè đọc được.
- Đi hỏi thêm thông tin, nếu đúng thì sẽ đăng lên mạng cho mọi người biết.
- Đăng thông tin đó lên mạng để mọi người đều đọc được.
Câu 5: Khi có chuyện bực tức một ai đó, mà em đang sử dụng mạng xã hội, em sẽ làm gì?
- Đăng ngay lên mạng xã hội.
- Không đăng lên mạng xã hội vì mạng xã hội không phải là nơi xả cơn giận.
- Đăng lên mạng xã hội để chỉ trích người đó.
- Nhờ bạn bè đăng lên mạng xã hội để xả giận.
Câu 6: Một số biện pháp bảo vệ thông tin, tài khoản cá nhân và chia sẻ thông tin an toàn là:
- Cài đặt và cập nhật phần mềm chống virus.
- Đăng xuất các tài khoản khi đã dùng xong.
- Tránh dùng mạng công cộng
- Không truy cập các liên kết lạ
Câu 7: Nếu bạn thân của em muốn mượn tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản trên mạng của em để sử dụng trong một thời gian, em sẽ làm gì?
- Cho mượn ngay không cần điều kiện gì.
- Cho mượn một ngày thôi rồi lấy lại, chắc không có vấn đề gì.
- Cho mượn nhưng yêu cầu bạn phải hứa là không được dùng để làm việc gì không đúng.
- Không cho mượn, bảo bạn tự tạo một tài khoản riêng, nếu cần em có thể hướng dẫn.
Câu 8: Em nhận được tin nhắn và lời mời kết bạn trên Facebook từ một người mà em không biết. Em sẽ làm gì?
- Chấp nhận yêu cầu kết bạn và Trả lờitin nhắn ngay.
- Không chấp nhận kết bạn và không Trả lờitin nhắn.
- Nhắn tin hỏi người đó là ai, để xem mình có quen không, nếu quen mới kết bạn.
- Vào Facebook của họ đọc thông tin, xem ảnh xem có phải người quen không, nếu phải thi kết bạn, không phải thì thôi.
Câu 9: Lời khuyên nào sai khi em muốn bảo vệ máy tính và thông tin trong máy tính của mình?
- Luôn nhớ đăng xuất khi sử dụng xong máy tinh, thư điện tử.
- Đừng bao giờ mở thư điện tử và mở tệp đinh kèm thư từ những người không quen biết.
- Chẳng cần làm gì vì máy tính đã được cài đặt sẵn các thiết bị bảo vệ từ nhà sản xuất.
- Nên cài đặt phần mềm bảo vệ máy tính khỏi virus và thường xuyên cập nhật phần mềm bảo vệ.
Câu 10: Em truy cập mạng để xem tin tức thì ngẫu nhiên xem được một video có hình ảnh bạo lực mà em rất sợ. Em nên làm gì?
- Mở video đó và xem.
- Thông báo cho cha mẹ và thầy cô giáo về điều đó.
- Đóng video lại và tiếp tục xem tin tức coi như không có chuyện gì.
- Chia sẻ cho bạn bè để doạ các bạn.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Minh thấy rằng gần đây máy tính của bạn ấy chạy chậm hơn. Bạn ấy nghi ngờ rằng có điều gì đó không ổn với máy tính của mình. Khi mở các ổ đĩa Minh thấy có những Folder mờ và những shortcut. Điều gì có thể đã xảy ra và bạn ấy nên làm gì?
- Máy tính của Minh có thể bị nhiễm virus.
- Máy tính của Minh bị người lạ truy cập.
- Máy tính của Minh bị hỏng ổ cứng.
- Máy tính của Minh bị lỗi phần mềm.
Câu 2: Khi lướt mạng Facebook, em thấy một nội dung sai sự thật có ảnh hưởng đến người khác, em sẽ làm gì?
- Chia sẻ ngay để nhiều người cùng biết.
- Bình luận, hùa theo nội dung đó.
- Không làm gì cả vì biết đó là thông tin sai sự thật.
- Chỉ nhấn like mà không bình luận gì.
Câu 3: Em rất muốn khoe ảnh hoặc video dã ngoại cùng các bạn lên mạng vì hình ảnh của em rất đẹp. Nhưng bạn em không thích vì có một số ảnh bạn em không được như ý, em sẽ làm gì?
- Em vẫn đăng, vì em chụp em có quyền đăng.
- Em vẫn đăng vì hình của em đẹp, ảnh của bạn không đẹp cũng không sao.
- Em vẫn đăng nhưng không cho bạn em biết.
- Em sẽ không đăng, vì nếu đăng bạn em sẽ phiền lòng.
Câu 4: Nếu bạn em đăng lên mạng một tấm ảnh có hình em nhắm mắt, biểu cảm khuôn mặt rất khó coi thì em nghĩ gì và sẽ làm gì?
- Đăng ngay lên mạng xã hội để xả giận.
- Bình luận với lời lẽ không hay vào bài viết của bạn.
- Em sẽ góp ý nhẹ nhàng với bạn bằng cách nói chuyện trực tiếp hoặc nhắn tin để bạn rút kinh nghiệm.
- Nhờ bạn bè vào bình luận bài của bạn với lời lẽ không hay.
Câu 5: Em cần làm gì khi muốn dùng một tấm ảnh đẹp, một đoạn văn hay trên Internet?
- Trước tiên không được dùng nó vào mục đích xấu.
- Liên hệ với tác giả, xem có được sự đồng ý không.
- Có thể sử dụng tác phẩm (tấm ảnh, đoạn văn) ở mức độ trích dẫn hoặc đưa tin.
- Tất cả các đáp án trên.
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Em có thể phòng tránh việc bị dụ dỗ và bắt nạt qua mạng như thế nào?
- Không dùng mạng xã hội nữa.
- Kết bạn với nhiều người lạ cho vui.
- Thường xuyên nói chuyện thân thiết với người lạ.
- Cảnh giác với “người quen trên mạng” quá tốt bụng, đó có thể là kẻ xấu dụ dỗ em.
Câu 2: Nếu kẻ dụ dỗ trên mạng muốn gặp riêng em, em sẽ làm thế nào?
- Đồng ý gặp riêng.
- Không đồng ý gặp, vì không biết họ là ai.
- Đồng ý gặp nhưng rủ bạn đi cùng.
- Nhờ bạn bè đi gặp hộ, còn bản thân không đi.
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối Bài 9: Giao tiếp an toàn trên Internet