Phiếu trắc nghiệm KHTN 8 Vật lí Kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 8 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 04
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Moment lực tác dụng lên vật là đại lượng:
A. đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực
B. vectơ
C. để xác định độ lớn của lực tác dụng
D. luôn có giá trị âm
Câu 2: Khi lực tác dụng vào vật có giá không song song và không cắt trục quay thì sẽ?
A. Làm vật quay
B. Làm vật đứng yên
C. Không tác dụng lên vật
D. Vật tịnh tiến
Câu 3: Một lực F nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay. Moment của lực F đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực quanh trục ấy được đo bằng
A. tích của lực tác dụng với cánh tay đòn
B. tích của tốc độ góc và lực tác dụng
C. thương của lực tác dụng với cánh tay đòn
D. thương của lực tác dụng với tốc độ góc
Câu 4: Chọn phát biểu sai khi nói về tác dụng của đòn bẩy.
A. Tác dụng của đòn bẩy làm giảm lực kéo hoặc đẩy vật.
B. Tác dụng của đòn bẩy là tăng lực kéo hoặc đẩy vật.
C. Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật.
D. Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực.
Câu 5: Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy?
A. Cái cầu thang gác
B. Mái chèo
C. Thùng đựng nước
D. Quyển sách nằm trên bàn
Câu 6: Máy cơ đơn giản nào sau đây không cho lợi về lực?
A. Đòn bẩy
B. Mặt phẳng nghiêng
C. Ròng rọc cố định
D. Ròng rọc động
Câu 7: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn nâng vật …. trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng …… khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
A. nhỏ hơn, lớn hơn
B. nhỏ hơn, nhỏ hơn
C. lớn hơn, lớn hơn
D. lớn hơn, nhỏ hơn
Câu 8: Chọn câu sai.
A. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát
B. Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác
C. Vật mang điện tích có khả năng hút các vật khác
D. Các vật bị nhiễm điện chỉ có khả năng hút nhau
Câu 9: Chọn câu trả lời đúng: Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy:
A. Mà không cần cọ xát
B. Sau khi cọ xát bằng mảnh lụa
C. Sau khi cọ xát bằng miếng vải khô
D. Sau khi cọ xát bằng mảnh nilon
Câu 10: Chọn phát biểu đúng
A. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều không thay đổi
B. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều thay đổi theo thời gian
C. Dòng điện là dòng chuyển dời của các điện tích
D. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian
Câu 11: Quy ước nào sau đây là đúng?
A. Chiều dòng điện là chiều đi từ cực âm của nguồn điện qua vật dẫn tới cực dương của nguồn điện
B. Chiều của dòng điện là chiều đi từ cực dương của nguồn qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện
C. Cực dương của nguồn điện là cực xuất phát của các electron khi mắc nguồn với dụng cụ tiêu thụ điện thành mạch kín
D. Cực âm của nguồn điện là cực đến của các electron khi mắc nguồn với dụng cụ tiêu thụ điện thành mạch kín.
Câu 12: Loại hạt nào dưới đây khi chuyển động có hướng thì không thành dòng điện?
A. Các hạt mang điện tích dương
B. Các hạt nhân của nguyên tử
C. Các nguyên tử
D. Các hạt mang điện tích âm
Câu 13: Bóng đèn được kí hiệu bằng kí hiệu nào dưới đây:
A. Hình A
B. Hình B
C. Hình C
D. Hình D
Câu 14: Sơ đồ mạch điện là:
A. Ảnh chụp mạch điện thật
B. Hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện
C. Hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó
D. Hình vẽ mạch điện thật nhưng kích thước được thu nhỏ
Câu 15: Một mạng điện thắp sáng gồm:
A. Nguồn điện, bóng đèn và công tắc
B. Nguồn điện, bóng đèn, công tắc và dây dẫn
C. Nguồn điện, bóng đèn và dây dẫn
D. Nguồn điện, bóng đèn và phích cắm
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Thực hiện các thí nghiệm như sau:
Thí nghiệm 1: Đưa chiếc đũa nhựa lại gần các mẩu giấy vụn.
Thí nghiệm 2: Cọ chiếc đũa nhựa vào mảnh vải len (hoặc dạ) sau đó đưa lại gần các mẩu giấy vụn.
Thí nghiệm 3: Làm tương tự thí nghiệm 2, thay đũa nhựa bằng đũa thủy tinh và cọ xát vào mảnh vải lụa.
a) Ở thí nghiệm 1, chiếc đũa hút được các mẩu giấy vụn.
b) Ở thí nghiệm 2, sau khi cọ xát và đưa đũa lại gần các mẩu giấy vụn, các mẩu giấy vụn được hút bám vào đầu của đũa nhựa.
c) Ở thí nghiệm 3, khi làm thí nghiệm với đũa thủy tinh ta cũng quan sát được hiện tượng tương tự như đũa nhựa.
d) Ở cả 3 thí nghiệm trên đều có sự xuất hiện của vật mang điện tích (vật nhiễm điện).
Câu 2: Muốn nâng một tảng đá có khối lượng 300 kg người ta phải dùng một đòn bẩy. Biết rằng điểm tựa O cách điểm đặt của tảng đá OA = 40 cm và người thợ có sức đè tối đa là F = 800N.
a) Trọng lượng của tảng đá là 3000N.
b) Công thức đòn bẩy áp dụng trong trường hợp này là .
c) Lực tại điểm B tối thiểu là 800N.
d) Chiều dài tối thiểu của đòn bẩy là 190 cm.
Câu 3:............................................
............................................
............................................