Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Vật lí Kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Vật lí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 01:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN
Câu 1: Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín?
A. Gắn hai cực của pin trực tiếp vào cuộn dây dẫn.
B. Kết nối hai đầu cuộn dây với hai cực của nam châm.
C. Đưa một cực của ắc-quy vào giữa lòng cuộn dây dẫn kín.
D. Di chuyển một cực của nam châm từ bên ngoài vào trong cuộn dây dẫn kín.
Câu 2: Dấu hiệu nào dưới đây cho thấy có hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra?
A. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đặt gần nam châm.
B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm.
C. Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.
D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào nam châm.
Câu 3: Khi nào dòng điện cảm ứng sẽ xuất hiện trong một cuộn dây kín?
A. số đường sức từ qua tiết diện dây lúc lớn, lúc nhỏ (biến thiên).
B. số đường sức từ qua tiết diện dây là rất nhỏ.
C. số đường sức từ qua tiết diện dây là bằng không.
D. số đường sức từ qua tiết diện dây là rất lớn
Câu 4: Dòng điện cảm ứng được sinh ra trong trường hợp nào sau đây?
A. Khi một cuộn dây kín quay trong vùng từ trường của nam châm.
B. Khi một cuộn dây đặt gần nam châm mà không cần di chuyển.
C. Khi một cuộn dây nằm yên trong từ trường của nam châm.
D. Khi cuộn dây chạm vào bề mặt của nam châm.
Câu 5: Điều gì xảy ra với số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây khi di chuyển nam châm lại gần hoặc ra xa cuộn dây?
A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn không đổi.
B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luôn tăng.
C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng hoặc giảm (biến thiến).
D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luôn giảm.
Câu 6: Dòng điện xoay chiều có những tác dụng nào sau đây:
A. Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học
B. Tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng nhiệt, tác dụng sinh lí
C. Tác dụng hóa học, tác dụng từ, tác dụng phát sáng, tác dụng sinh lí
D. Tác dụng nhiệt, tác dụng từ, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lí
Câu 7: Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn điện xoay chiều và được đặt gần một lá thép. Khi đóng khóa K, lá thép dao động đó là tác dụng
A. Cơ
B. Nhiệt
C. Điện
D. Từ
Câu 8: Vì sao dòng điện có tác dụng nhiệt?
A. Vì dòng điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
B. Vì dòng điện có khả năng làm tê liệt thần kinh.
C. Vì dòng điện có khả năng làm nóng vật dẫn điện.
D. Vì dòng điện có khả năng làm quay kim nam châm.
Câu 9: Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?
A. Bàn là điện.
B. Máy sấy tóc.
C. Đèn LED.
D. Ấm điện đang đun nước.
Câu 10: Đưa 1 nam châm điện lại gần 1 đinh sắt, thấy đinh sắt bị hút dính vào nam châm điên. Hiên tượng gì sẽ xảy ra khi ta đặt vào 2 đầu dây của nam châm điện 1 dòng điện xoay chiều?
A. Không có hiện tượng gì (đinh sắt vẫn bị nam châm điện hút dính).
B. Đinh sắt rơi xuống.
C. Đinh sắt rơi xuống và lại bị hút lại.
D. Đinh sắt bị quay tròn.
Câu 11: Ở giai đoạn đầu của vòng năng lượng theo vòng tuần hoàn của nước cần lấy năng lượng từ:
A. Mặt trời
B. Gió
C. Dòng chảy
D. Sóng biển
Câu 12: Khi hơi nước bốc lên từ các đại dương sẽ tạo thành
A. nước.
B. sấm.
C. mưa.
D. mây.
Câu 13: Nguồn năng lượng cung cấp cho các hệ sinh thái trên Trái đất là:
A. năng lượng gió
B. năng lượng điện
C. năng lượng nhiệt
D. năng lượng mặt trời
Câu 14: Năng lượng hóa thạch được tạo nên từ
A. Nguồn nhiên liệu tái tạo
B. Đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật
C. Chỉ bao gồm dầu mỏ và than đá
D. Việc phân hủy xác các vật sống qua hàng triệu năm
Câu 15: Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch?
A. Ethanol.
B. Dầu mỏ.
C. Khí tự nhiên.
D. Than đá.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Cách để tạo ra được dòng điện cảm ứng trong đinamô xe đạp. Chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d?
a) Nối hai đầu của đinamô với hai cực của acquy.
b) Cho bánh xe cọ xát mạnh vào núm đinamô.
c) Cho xe đạp chạy nhanh trên đường.
d) Làm cho nam châm trong đinamô quay trước cuộn dây.
Câu 2: Nếu hiệu điện thế của mạng điện gia đình đang sử dụng là 220V, cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng/sai?
a) Có những thời điểm hiệu điện thế lớn hơn 220V.
b) Có những thời điểm hiệu điện thế nhỏ hơn 220V.
c) 220V là giá trị hiệu dụng. Vào những thời điểm khác nhau, hiệu điện thế có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc bằng giá trị này.
d) 220V là giá trị hiệu điện thế nhất định không thay đổi.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................