Phiếu trắc nghiệm vật lí 9 kết nối tri thức Bài 5: Khúc xạ ánh sáng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Khúc xạ ánh sáng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG II. ÁNH SÁNG

BÀI 5: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG  

(39 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (14 CÂU)

Câu 1: Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng

  1. Tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc
  2. Tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị giảm cường độ
  3. Tia sáng khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị hắt lại môi trường cũ
  4. Tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị thay đổi màu sắc

Câu 2: Hoàn thành câu phát biểu sau: “Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng bị …… tại mặt phân cách giữa hai môi trường”

A. gãy khúc.

B. uốn cong.

C. dừng lại.

D. quay trở lại.

Câu 3: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng. So với góc tới, góc khúc xạ

A. nhỏ hơn.

B. lớn hơn hoặc bằng.

C. lớn hơn.

D. nhỏ hơn hoặc lớn hơn.

Câu 4: Theo định luật khúc xạ thì

  1. tia khúc xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng.
  2. góc khúc xạ bao giờ cũng khác 0.
  3. góc tới tăng bao nhiêu lần thì góc khúc xạ tăng bấy nhiêu lần.
  4. góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.

Câu 5: Khi tia sáng truyền từ môi trường (1) có chiết suất n1 sang môi trường (2) có chiết suất n2 với góc tới i thì góc khúc xạ là r. Chọn biểu thức đúng

A. n1sinr = n2sini.

B. n1sini = n2sinr.

C. n1cosr = n2cosi.

D. n1tanr = n2tani.

Câu 6: Chiết suất tuyệt đối của môi trường trong suốt là n thì

A. n = 1

B. n > 1

C. n < 1

D. n > 0

Câu 7: Khi hiện tượng khúc xạ ánh sáng từ môi trường trong suốt ra không khí thì

A. góc tới i lớn hơn góc khúc xạ r.

B. góc tới i bé hơn góc khúc xạ r.

C. góc tới i nghịch biến góc khúc xạ r.

D. tỉ số sini với sinr là thay đổi

Câu 8: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với

A. chính nó.

B. chân không.

C. không khí.

D. nước.

Câu 9: Trong trường hợp sau đây, tia sáng không truyền thẳng khi

  1. truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt có cùng chiết suất.
  2. tới vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
  3. có hướng đi qua tâm của một quả cầu trong suốt.
  4. truyền xiên góc từ không khí vào kim cương.

Câu 10: Theo định luật khúc xạ thì:

  1. tia khúc xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng.
  2. góc khúc xạ có thể bằng góc tới.
  3. góc tới tăng bao nhiêu lần thì góc khúc xạ tăng bấy nhiêu lần.
  4. góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.

Câu 11: Trong hiện tượng khúc xạ, góc khúc xạ:

  1. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn góc tới.
  2. bao giờ cũng lớn hơn góc tới.
  3. có thể bằng 0.
  4. bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới.

Câu 12: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường:

  1. cho biết một tia sáng khi đi vào môi trường đó sẽ bị khúc xạ nhiều hay ít.
  2. là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không.
  3. là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với không khí.
  4. cho biết một tia sáng khi đi vào môi trường đó sẽ bị phản xạ nhiều hay ít.

Câu 13: Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường:

  1. cho biết tia sáng khúc xạ nhiều hay ít khi đi từ môi trường này vào môi trường kia.
  2. càng lớn khi góc tới của tia sáng càng lởn.
  3. càng lớn thì góc khúc xạ càng nhỏ.
  4. bằng tỉ số giữa góc khúc xạ và góc tới.

Câu 14: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với:

A. Chân không

B. Dầu ăn

C. Không khí

D. Nước

2. THÔNG HIỂU (15 CÂU)

Câu 1: Nhận định nào sau đây về hiện tượng khúc xạ là không đúng?

  1. Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới.
  2. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến.
  3. Khi góc tới bằng 0, góc khúc xạ cũng bằng 0.
  4. Góc khúc xạ luôn bằng góc tới.

Câu 2: Cho ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường (1) với vận tốc v1 sang môi trường (2) với vận tốc v2, biết v2 < v1 thì

A. i < r.

B. i > r.

C.

D. n2sini = n1sinr.

Câu 3: Chọn câu không đúng. Khi hiện tượng khúc xạ ánh sáng từ không khí vào nước thì.

A. góc tới i lớn hơn góc khúc xạ r.

B. góc tới i bé hơn góc khúc xạ r.

C. góc tới i đồng biến góc khúc xạ r.

D. tỉ số sini với sinr là không đổi.

Câu 4: Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n, sao cho tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ. Khi đó góc tới i được tính theo công thức

A. sini = n.

B. sini = 1/n.

C. tani = n.

D. tani = 1/n.

Câu 5: Chọn câu sai.

  1. Chiết suất là đại lượng không có đơn vị.
  2. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường luôn luôn nhỏ hơn 1.
  3. Chiết suất tuyệt đối của chân không bằng 1.
  4. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường không nhỏ hơn 1.

Câu 6: Tốc độ ánh sáng trong không khí là v1, trong nước là v2. Một tia sáng chiếu từ nước ra ngoài không khí với góc tới là i, có góc khúc xạ là r. Kết luận nào dưới đây là đúng?

A. v1 > v2; i > r.

B. v1 > v2; i < r.

C. v1 < v2; i > r.

D. v1 < v2; i < r.

Câu 7: Khi nhìn một hòn sỏi trong chậu nước, ta thấy hòn sỏi như được “nâng lên”. Hiện tượng này liên quan đến

  1. sự truyền thẳng của ánh sáng.
  2. sự khúc xạ của ánh sáng.
  3. sự phản xạ của ánh sáng.
  4. khả năng quan sát của mắt người.

Câu 8: Một tia sáng truyền từ môi trường 1 sang môi trường 2 với góc tới và góc khúc xạ lần lượt là 45o và 30o. Kết luận nào dưới đây không đúng?

  1. Môi trường 2 chiết quang hơn môi trường 1.
  2. Phương của tia khúc xạ và phương của tia tới hợp nhau một góc 15o.
  3. Luôn có tia khúc xạ với mọi góc tới.
  4. Môi trường 1 chiết quang hơn môi trường 2.

Câu 9: Một tia sáng chiếu xiên góc từ một môi trường sang môi trường chiết quang kém hơn với góc tới i thì tia khúc xạ hợp với pháp tuyến một góc khúc xạ r. Khi tăng góc tới i (với sini < n2/n1) thì góc khúc xạ r

A. tăng lên và r > i.

B. tăng lên và r < i.

C. giảm xuống và r > i.

D. giảm xuống và r < i.

Câu 10: Một cái cọc cắm thẳng đứng trên sông, nửa bên trong nửa bên ngoài nước. Một cái cọc khác cùng chiều dài được cắm thẳng đứng trên bờ. Bóng của cọc cắm thẳng đứng dưới sông sẽ

  1. dài hơn bóng của cọc cắm trên bờ.
  2. bằng với bóng của cọc cắm trên bờ.
  3. ngắn hơn bóng của cọc cắm trên bờ.
  4. ngắn hơn bóng của cọc cắm trên bờ nếu Mặt Trời lên cao và dài hơn bóng của cọc cắm trên bờ nếu Mặt Trời xuống thấp.

Câu 11: Nếu tăng góc tới lên hai lần thì góc khúc xạ sẽ:

  1. tăng hai lần.
  2. tăng hơn hai lần.
  3. tăng ít hơn hai lần.
  4. chưa đủ điều kiện để kết luận.

Câu 12: Chọn phương án sai, khi nói về hiện tượng khúc xạ?

  1. Nguyên nhân của hiện tượng khúc xạ là sự thay đổi tốc độ truyền ánh sáng
  2. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không.
  3. Định luật khúc xạ viết thành n1sini = n2sinr có dạng là một định luật bảo toàn.
  4. Định luật khúc xạ viết thành n2sini = n1sinr có dạng là một số không đổi.

Câu 13: Hãy chỉ ra câu sai trong các phát biểu sau?

  1. Chiết suất tuyệt đối của mọi môi trường trong suốt đều lớn hơn 1.
  2. Chiết suất tuyệt đối của chân không bằng 1.
  3. Chiết suất tuyệt đối cho biết vận tốc truyền ánh sáng trong môi trường chậm hơn trong chân không bao nhiêu lần.
  4. Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường cũng luôn luôn lớn hơn 1.

Câu 14: Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ và môi trường tới

  1. luôn luôn lớn hơn 1.
  2. luôn luôn nhỏ hơn 1.
  3. tuỳ thuộc tốc độ của ánh sáng trong hai môi trường.
  4. tuỳ thuộc góc tới của tia sáng.

Câu 15: Trong các câu sau đây, câu nào sai? Khi một tia sáng đi từ môi trường có chiết suất n1 sang môi trường có chiết suất n2 > n1 với góc tới i (0 < i < 90°) thì

  1. luôn luôn có tia khúc xạ đi vào môi trường thứ hai.    
  2. góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i.
  3. góc khúc xạ r nhỏ hơn góc tới i.                        
  4. nếu góc tới i bằng 0, tia sáng không bị khúc xạ.

3. VẬN DỤNG (8 CÂU)

Câu 1: Một tia sáng truyền từ môi trường A vào môi trường B dưới góc tới 9o thì góc khúc xạ là 8o. Khi góc tới là 60o thì góc khúc xạ là?

A. 47,3o.

B. 56,4o.

C. 50,4o.

D. 58,7o.

Câu 2: Tính tốc độ của ánh sáng trong thủy tinh. Biết thủy tinh có chiết suất n = 1,6 và tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s.

A. 2,23.108 m/s

B. 1,875.108 m/s

C. 2,75.108 m/s

D. 1,5.108 m/s

Câu 3: Chiếu một tia sáng đơn sắc từ không khí tới mặt nước với góc tới 60°, tia khúc xạ đi vào trong nước với góc khúc xạ là r. Biết chiết suất của không khí và của nước đối với ánh sáng đơn sắc này lần lượt là 1 và 1,333. Giá trị của r là

A. 37,97°.

B. 22,03°. 

C. 40,52°.

D. 19,48°.

Câu 4: Một tia sáng truyền từ môi trường A vào môi trường B dưới góc tới 6° thì góc khúc xạ là 8°. Tính tốc độ ánh sáng trong môi trường A. Biết tốc độ ánh sáng trong môi trường B là 2.105 km/s.

A. 2,25.105 km/s

B. 2,3.105 km/s

C. l,5.105km/s

D. 2,5.105 km/s

Câu 5: Chiếu ánh sáng từ không khí vào nước có chiết suất n = 4/3. Nếu góc khúc xạ r là 30o thì góc tới i (lấy tròn) là

A. 20o.

B. 36o.

C. 42o.

D. 45o.

Câu 6: Một tia sáng truyền từ môi trường A vào môi trường B dưới góc tới 6° thì góc khúc xạ là 10°. Tính tốc độ ánh sáng trong môi trường B. Biết tốc độ ánh sáng trong môi trường A là 4.105 km/s.

A. 2,2.105 km/s

B. 4,3.105 km/s

C. l,5.105km/s

D. 6,6.105 km/s

Câu 7: Tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Kim cương có chiết suất 2,42. Tốc độ truyền ánh sáng trong kim cương là

A. 242000km/s

B. 124000km/s

C. 72600km/s

D. 62700 km/s

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay