Phiếu trắc nghiệm vật lí 9 kết nối tri thức Bài 2: Động năng, thế năng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm vật lí 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Động năng, thế năng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
CHƯƠNG I. NĂNG LƯỢNG CƠ HỌC
BÀI 1: ĐỘNG NĂNG. THẾ NĂNG
(35 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (12 CÂU)
Câu 1: Đơn vị đo của thế năng trọng trường là gì?
- Niuton (N).
- Jun (J).
- Kilôgam (kg).
- Mét trên giây bình phương (m/s).
Câu 2: Thế năng trọng trường phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất.
- Khối lượng.
- Trọng lượng riêng.
- Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất.
- Khối lượng và vận tốc của vật.
Câu 3: Động năng của một vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Khối lượng và tốc độ của vật. B. Khối lượng và độ cao của vật.
- Tốc độ và hình dạng của vật. D. Độ cao và hình dạng của vật.
Câu 4: Vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì
- thế năng vật càng lớn.
- động năng vật càng lớn.
- thế năng vật càng nhỏ.
- động năng vật càng nhỏ.
Câu 5: Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)?
- Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà.
- Chiếc lá đang rơi.
- Một người đứng trên tầng ba của tòa nhà.
- Quả bóng đang bay trên cao.
Câu 6: Trong các vật sau, vật nào không có động năng?
- Hòn bi nằm yên trên mặt sàn.
- Hòn bi lăn trên sàn nhà.
- Máy bay đang bay.
- Viên đạn đang bay.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng:
- Thế năng trọng trường phụ thuộc vào khối lượng.
- Thế năng trọng trường phụ thuộc vào trọng lượng riêng.
- Thế năng trọng trường phụ thuộc vào khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất.
- Thế năng trọng trường phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.
Câu 8: Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có thế năng?
- Máy bay đang bay.
- Xe máy đang chuyển động trên mặt đường.
- Chiếc lá đang rơi.
- Quyển sách đặt trên bàn
Câu 9: Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)?
- Chiếc máy bay đang bay trên cao
- Em bé đang ngồi trên xích đu
- Ô tô đang đậu trong bến xe
- Con chim bay lượn trên bầu trời
Câu 10: Chọn phát biểu đúng:
- Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng
- Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc của vật
- Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và chất làm vật
- Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật
Câu 11: Trong các vật sau, vật nào không có động năng?
- Ô tô chuyển động trên đường
- Hòn bi lăn trên sàn nhà
- Chai nước nằm yên trên mặt bàn
- Viên bi chuyển động từ đỉnh máng nghiêng xuống.
Câu 12: Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có thế năng?
- Viên đạn đang bay.
- Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.
- Hòn bi đang lăn trên mặt đất.
- Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.
2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Một quả cầu treo ở đầu sợi dây, chuyển động không ma sát qua lại giữa hai vị trí A và B. Xét khi hai quả cầu chuyển động từ A xuống đến C, đến O rồi lên D và đến B. Cho biết hai vị trí C và D có cùng độ cao. Chọn mốc tính độ cao tại vị trí O. Phát biểu nào sau đây về thế năng trọng trường của quả cầu đúng?
- Do quả cầu luôn ở vị trí cao hơn mặt đất nên mọi vị trí của quả cầu đều có thế năng khác không.
- Thế năng của quả cầu tạo vị trí A và B có giá trị lớn nhất
- Tại C quả cầu đang đi xuống nên thế năng của quả cầu tại C lớn hơn tại D.
- Tại D quả cầu đang đi lên nên thế năng của quả cầu tại D lớn hơn tại C.
Câu 2: Nếu tốc độ của một vật tăng lên gấp ba lần thì động năng của vật sẽ thay đổi
như thế nào?
- Tăng gấp ba lần. B. Tăng gấp chín lần.
- Không thay đổi. D. Giảm đi một nửa
Câu 3: Nếu khối lượng của một vật tăng gấp đôi nhưng tốc độ giữ nguyên thì động năng của vật sẽ thay đổi như thế nào?
- Tăng gấp đôi. B. Không thay đổi.
- Giảm đi một nửa. D. Tăng gấp bốn.
Câu 4: Động năng của một ô tô thay đổi như thế nào khi tốc độ của nó tăng lên gấp đôi?
- Động năng tăng gấp đôi. B. Động năng tăng gấp bốn lần.
- Động năng giảm hai lần. D. Động năng không đổi.
Câu 5: Một xe tải có khối lượng gấp đôi khối lượng ô tô, đang chạy với tốc độ bằng một nửa tốc độ của ô tô. Động năng của xe tải bằng bao nhiêu lần động năng của ô tô?
- Gấp bốn lần. B. Gấp đôi. C. Bằng nhau. D. Bằng một nửa.
Câu 6: Trong những vật sau, cho biết vật nào có động năng lớn nhất?
- Quả bóng đang bay tới rổ
- Ô tô đang di chuyển trên đường cao tốc
- Viên bi đang lăn trên sàn
- Máy bay đang chuyển động trên bầu trời
Câu 7: Nếu khối lượng vật tăng gấp 2 lần, vận tốc vật giảm đi một nửa thì
- động lượng và động năng của vật không đổi.
- động lượng không đổi, động năng giảm 2 lần.
- động lượng tăng 2 lần, động năng giảm 2 lần.
- động lượng tăng 2 lần, động năng không đổi.
Câu 8: Tìm câu sai. Động năng của một vật không đổi khi
- chuyển động thẳng đều.
- chuyển động tròn đều.
- chuyển động cong đều.
- chuyển động biến đổi đều.
Câu 9: Hai vật có khối lượng là m và 2m đặt ở hai độ cao lần lượt là 2h và h. Thế năng trọng trường của vật thức nhất so với vật thứ hai là
- bằng hai lần vật thứ hai. B. bằng một nửa vật thứ hai.
- bằng vật thứ hai. D. bằng 1/4 vật thứ hai.
Câu 10: Hai vật đặc cùng làm bằng nhôm, vật A có khối lượng lớn hơn vật B. Cả hai vật cùng rơi xuống từ một độ cao như nhau. Thế năng trọng trường của vật nào lớn hơn?
- Vật A.
- Vật B.
- Thế năng trọng trường của hai vật bằng nhau.
- Không so sánh được.
3. VẬN DỤNG (8 CÂU)
Câu 1: Nếu một vật có động năng là 200 J và khối lượng là 10kg thì tốc độ của vật là bao nhiêu?
- 2m/s B. 4 m/s C. 20 m/s D. 10 m/s
Câu 2: Một vật có khối lượng 3 kg ở độ cao 4 m so với mặt đất. Hỏi thế năng trọng trường của vật là bao nhiêu?
- 120 J. B. 30 J. C. 60 J. D. 12 J.
Câu 3: Một quả bóng có khối lượng 0,5 kg đang di chuyển với tốc độ 2 m/s. Động năng của quả bóng là bao nhiêu?
- 1 J. B. 2 J. C. 4 J. D. 0,5 J.
Câu 4: Một máy bay có khối lượng 200 tấn đang bay với tốc độ ổn định 720 km/h ở độ cao 10 km so với mặt đất. Chọn gốc thế năng ở mặt đất, động năng và thế năng trọng trường của máy bay lần lượt là:
- 4.109 J; 2.1010 J B. 5,2.1010J; 2.107 J
- 4.109 J; 2.107 J D. 5,2.1010J; 2.1010 J
Câu 5: Vật có động năng lớn nhất là:
- Một viên đạn có khối lượng 20 g đang bay ở tốc độ 300 m/s.
- Một khúc gỗ có khối lượng 10 kg đang trôi trên sông ở tốc độ 3,6 km/h.
- Một vận động viên có khối lượng 65 kg đang đi xe đạp ở tốc độ 18 km/h.
- Một quả bóng có khối lượng 0,3 kg đang di chuyển với tốc độ 10,8 km/h
Câu 6: Thế năng trọng trường của vật trong trường hợp nào sau đây là nhỏ nhất?
- Vật A có khối lượng 2kg được giữ yên ở độ cao 3m so với mặt đất
- Vật B có khối lượng 2 kg đang chuyển động ở tốc độ 5 m/s ở độ cao 3m so với mặt đất
- Vật C có khối lượng 1 kg đang chuyển động ở tốc độ 10 m/s ở độ cao 3m so với mặt đất
- Vật D có khối lượng 3 kg được giữ yên ở độ cao 2m so với mặt đất
Câu 7. Một ô tô khối lượng 4 tấn chuyển động với vận tốc không đổi 54 km/h. Động năng của ô tô tải bằng
- 450 kJ. B. 69 kJ. C. 900 kJ. D. 120 kJ.
Câu 8. Tại Sea Game lần thứ 30, vận động viên cử tạ Vương Thị Huyền giành được huy chương vàng ở hạng 45kg nữ, trong khi cô ấy nâng tạ từ sàn lên và qua đầu thì
- thế năng hấp dẫn của tạ tăng dần.
- thế năng hấp dẫn của tạ giảm dần.
- thế năng hấp dẫn của tạ không thay đổi.
- thế năng hấp dẫn của tạ có lúc tăng, có lúc giảm.
4. VẬN DỤNG CAO (5 CÂU)
=> Giáo án KHTN 9 kết nối Bài 2: Động năng. Thế năng