Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Vật lí Kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Vật lí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 02:

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN

Câu 1: Khi nào trong một cuộn dây kín sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng?

A. Khi số lượng đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đạt mức tối đa.

B. Khi từ thông qua tiết diện S của cuộn dây giữ nguyên, không đổi theo thời gian.

C. Khi từ thông qua tiết diện S của cuộn dây thay đổi theo thời gian.

D. Khi từ trường tại tiết diện S của cuộn dây đạt cường độ lớn nhất.

Câu 2: Dòng điện cảm ứng sẽ xuất hiện trong cuộn dây kín khi nào?

A. Khi cuộn dây nằm trong vùng có từ trường rất mạnh và ổn định.

B. Khi từ thông xuyên qua cuộn dây được duy trì ở mức không đổi.

C. Khi từ trường xung quanh cuộn dây hoàn toàn không tồn tại.

D. Khi từ thông xuyên qua cuộn dây thay đổi liên tục theo thời gian.

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây mô tả đúng về dòng điện xoay chiều?

A. Dòng điện có cường độ và chiều thay đổi luân phiên theo thời gian.

B. Dòng điện giữ nguyên cường độ và chiều không đổi theo thời gian.

C. Dòng điện có chiều cố định, trong khi từ thông qua cuộn dây tăng lên.

D. Dòng điện duy trì không đổi do số đường sức từ xuyên qua cuộn dây không đổi.

Câu 4: Dòng điện xoay chiều được tạo ra dựa trên hiện tượng nào?

A. Phản xạ ánh sáng.

B. Cảm ứng điện từ.

C. Tán sắc ánh sáng qua lăng kính.

D. Nhiễm điện do tiếp xúc hoặc cọ xát.

Câu 5: Trường hợp nào sau đây sẽ tạo ra dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây?

A. Khi di chuyển nam châm lại gần hoặc ra xa cuộn dây dẫn kín.

B. Khi quay cuộn dây trong từ trường để các đường sức từ bị cắt liên tục.

C. Khi đặt nam châm cố định bên trong cuộn dây và quay cả hai cùng lúc.

D. Khi quay cuộn dây kín quanh trục của nó trước một nam châm đứng yên.

Câu 6: Khi cắm phích cắm vào ổ điện làm sáng đèn. Khi đó dòng điện thể hiện các tác dụng:

A. Quang và hóa

B. Từ và quang

C. Nhiệt và quang

D. Quang và cơ

Câu 7: Tác dụng từ của dòng điện thay đổi như thế nào khi dòng điện đổi chiều?

A. Không còn tác dụng từ

B. Lực từ đổi chiều

C. Tác dụng từ mạnh lên gấp đôi

D. Tác dụng từ giảm đi

Câu 8: Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây co giật, bỏng thậm chí có thể gây chết người là do:

A. Tác dụng sinh lí của dòng điện

B. Tác dụng hóa học của dòng điện

C. Tác dụng từ của dòng điện

D. Tác dụng nhiệt của dòng điện

Câu 9: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây, khi chúng hoạt động bình thường?

A. Máy bơm nước chạy điện

B. Công tắc

C. Dây dẫn điện ở gia đình

D. Đèn báo của tivi

Câu 10: Máy khử rung tim hoạt động là do: 

A. tác dụng nhiệt của dòng điện xoay chiều

B. tác dụng sinh lí của dòng điện xoay chiều 

C. tác dụng từ của dòng điện xoay chiều 

D. tác dụng phát sáng của dòng điện xoay chiều 

Câu 11: Giá nhiên liệu phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây: 

A. Chi phí khai thác, nhu cầu sử dụng, thói quen tiêu dùng, tình hình kinh tế toàn cầu 

B. Nhu cầu sử dụng, tình hình kinh tế toàn cầu, thói quen tiêu dùng, chính sách của các quốc gia có trữ lượng nhiên liệu lớn 

C. Chi phí khai thác, nhu cầu sử dụng và cung cầu trên thị trường, tình hình kinh tế toàn cầu

D. Chi phí thăm dò, tình hình  kinh tế toàn cầu, thói quen tiêu dùng, nhu cầu sử dụng 

Câu 12: Nguyên nhân khiến giá nhiên liệu hóa thạch ngày càng tăng là: 

A. Phải thăm dò và khai thác các mỏ ở cùng biển sâu hoặc vùng hẻo lánh

B. Chi phí thuế ngày càng tăng cao 

C. Khủng hoảng kinh tế 

D. Thiếu nhân lực đi thăm dò và khai thác nhiên liệu  

Câu 13: Ưu điểm của năng lượng hóa thạch 

A. Có thể khai thác với khối lượng lớn, dễ vận chuyển 

B. Có thể khai thác với khối lượng lớn, không gây hiệu ứng nhà kính

C. Dễ vận chuyển, không gây ô nhiễm môi trường 

D. Không gây ô nhiễm môi trường, dễ khai thác 

Câu 14: Nhược điểm của năng lượng hóa thạch là: 

A. Khai thác phụ thuộc nhiều vào thời tiết 

B. Thải khí gây hiệu ứng nhà kính 

C. Có tính ổn định thấp 

D. Hiệu suất chuyển hóa năng lượng thấp 

Câu 15: Mất bao lâu để các sinh vật phân rã biến thành nhiên liệu hóa thạch?

A. Mười năm

B. Hàng triệu năm

C. Một nghìn năm

D. Hàng trăm năm

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI 

Câu 1: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d về nguồn gốc năng lượng trên Trái Đất?

a) Năng lượng gió, nước là nguồn năng lượng chính cung cấp cho mọi hoạt động sống trên Trái Đất.

b) Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng chính cung cấp cho mọi hoạt động sống trên Trái Đất.

c) Năng lượng mặt trời được chuyển hóa thành nhiều dạng năng lượng khác như nhiệt năng, quang năng, động năng.

d) Năng lượng mặt trời chỉ được chuyển hóa thành nhiệt năng.

Câu 2: Cho bài tập sau, chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d về nguồn năng lượng không tái tạo?

a) Dầu mỏ, khí tự nhiên.

b) Than, xăng.

c) Một số đồ dùng như lò sưởi, bếp gas,…

d) Một số đồ dùng như bình năng lượng mặt trời, chong chóng,…

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay