Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Vật lí Kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Vật lí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 9 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 04:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN
Câu 1: Khi đặt một nam châm đứng yên trước cuộn dây dẫn với lõi sắt lồng vào trong cuộn dây, trong trường hợp nào sau đây dòng điện cảm ứng sẽ xuất hiện trong cuộn dây?
A. Khi mạch điện được đóng hoặc vừa bị ngắt.
B. Khi dòng điện trong mạch đã ổn định không thay đổi.
C. Ngay trước thời điểm ngắt mạch điện.
D. Sau khi mạch điện đã bị ngắt hoàn toàn.
Câu 2: Để tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây, ta có thể sử dụng loại nam châm nào dưới đây?
A. Nam châm vĩnh cửu.
B. Nam châm điện.
C. Cả nam châm điện và nam châm vĩnh cửu .
D. Không có loại nam châm nào cả.
Câu 3: Trường hợp nào sau đây không phải là kết quả của hiện tượng cảm ứng điện từ?
A. Dòng điện xuất hiện trong dây dẫn kín khi cuộn dây chuyển động trong từ trường.
B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi nối hai đầu cuộn dây với đinamô xe đạp đang quay.
C. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu bên cạnh đó có một dòng điện khác đang thay đổi.
D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu nối hai đầu cuộn dây vào hai cực của bình acquy.
Câu 4: Trong tình huống nào dưới đây không thể tạo ra dòng điện cảm ứng?
A. Quay nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín.
B. Đặt nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín.
C. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
D. Rút cuộn dây ra xa nam châm vĩnh cửu.
Câu 5: Phương pháp nào dưới đây không tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín?
A. Cho cuộn dây dẫn chuyển động theo phương song song với các đường sức từ giữa hai nhánh của nam châm chữ U.
B. Cho cuộn dây dẫn quay cắt các đường sức từ của nam châm chữ U.
C. Cho một đầu của nam châm điện chuyển động lại gần một đầu cuộn dây dẫn.
D. Đặt nam châm điện ở trước đầu cuộn dây rồi ngắt mạch điện của nam châm.
Câu 6: Trong hình dưới đây, thanh nam châm chuyển động như thế nào thì không tạo ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây?
A. Chuyển động từ ngoài vào trong ống dây.
B. Quay quanh trục AB.
C. Quay quanh trục CD.
D. Quay quanh trục PQ.
Câu 7: Hơi nóng thổi ra từ đầu sấy của máy sấy tóc chứng tỏ năng lượng điện được chuyển hóa thành những dạng năng lượng nào?
A. Động năng và hóa năng
B. Nhiệt năng và quang năng
C. Nhiệt năng và năng lượng âm thanh
D. Năng lượng âm thanh và thế năng
Câu 8: Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn dây tóc, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Bóng đèn chỉ nóng lên .
B. Bóng đèn chỉ phát sáng.
C. Bóng đèn phát sáng nhưng không nóng lên.
D. Bóng đèn vừa phát sáng, vừa nóng lên.
Câu 9: Tác dụng nhiệt của dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây là có lợi?
A. Nồi cơm điện
B. Quạt điện
C. Máy thu hình (tivi)
D. Máy bơm nước
Câu 10: Chọn phát biểu sai trong các câu sau:
A. Mọi đèn điện phát sáng đều do dòng điện chạy qua làm chúng nóng tới nhiệt độ cao.
B. Bóng đèn của bút thử điện phát sáng khi có dòng điện chạy qua chất khí ở trong khoảng giữa hai đầu dây bên trong đèn.
C. Vonfram được dùng làm dây tóc của bóng đèn vì nó là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao.
D. Đèn điôt phát quang (đèn LED) chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định.
Câu 11: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào ứng dụng tác dụng nhiệt là chủ yếu?
A. Dùng dòng điện xoay chiều để nấu cơm bằng nồi cơm điện.
B. Dùng dòng điện xoay chiều để thắp sáng một bóng đèn neon.
C. Dùng dòng điện xoay chiều để sử dụng tivi gia đình.
D. Dùng dòng điện xoay chiều để chạy một máy bơm nước.
Câu 12: Nước từ đại dương bốc hơi được gió đưa vào lục địa gây mưa rơi xuống thành các dạng nước rồi đổ ra đại dương, hiện tượng đó là
A. vòng tuần hoàn địa chất.
B. vòng tuần hoàn nhỏ của nước.
C. vòng tuần hoàn của sinh vật.
D. vòng tuần hoàn lớn của nước.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng về dòng năng lượng trong một hệ sinh thái?
A. Có thể được chuyển đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác.
B. Tạo thành chu kì trong hệ sinh thái, được sử dụng lại liên tục.
C. Ít phụ thuộc vào nguồn năng lượng mặt trời.
D. Tạo thành dòng qua hệ sinh thái, mức độ tiêu hao ít dần qua các bậc dinh dưỡng.
Câu 14: Đâu không phải là năng lượng hóa thạch?
A. Dầu hỏa
B. Than đá
C. Khí thiên nhiên
D. Gỗ
Câu 15: Đâu không phải là ưu điểm của năng lượng hóa thạch?
A. Nguồn sẵn có
B. Không bị cạn kiệt
C. Dễ khai thác
C. Dễ tích trữ khối lượng lớn
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Một bóng đèn dây tóc có ghi 12V – 15W có thể mắc vào những mạch điện nào sau đây để đạt độ sáng đúng định mức?
a) Bình acquy có hiệu điện thế 16V.
b) Đinamô có hiệu điện thế xoay chiều 12V.
c) Hiệu điện thế một chiều 9V.
d) Hiệu điện thế một chiều 6V.
Câu 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai về quá trình quang hợp?
a) Thực vật hấp thụ năng lượng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ từ nước và khí CO2.
b) Chất diệp lục trong lá cây có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp.
c) Thực vật thải ra khí CO2 trong quá trình quang hợp.
d) Chất diệp lục không có vai trò trong quá trình quang hợp.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................