Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối ôn tập chủ đề 5, 6: Đạo đức kinh doanh. Văn hóa tiêu dùng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 5, 6: Đạo đức kinh doanh. Văn hóa tiêu dùng. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 6: VĂN HOÁ TIÊU DÙNG

Câu 1: Tiêu dùng có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế?

  1. Khiến cho sản xuất hàng hóa ngày càng đơn điệu về mẫu mã, chung loại
  2. Thỏa mãn nhu cầu của người sản xuất, mang lại lợi nhuận cho người tiêu dùng
  3. Định hướng hoạt động sản xuất; thúc đẩy sản xuất hàng hóa ngày càng đa dạng
  4. Là yếu tố đầu vào của sản xuất, kích thích sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển

 

Câu 2: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động?

  1. Đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động
  2. Vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh
  3. Tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội
  4. Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng

 

Câu 3: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm sau đây: “……. là một bộ phận của văn hoá dân tộc, là những nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, thể hiện các giá trị văn hoá của con người trong tiêu dùng”

  1. Cơ hội đầu tư
  2. Ý tưởng kinh doanh
  3. Đạo đức kinh doanh
  4. Văn hóa tiêu dùng

 

Câu 4: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đạo đức kinh doanh?

  1. Tìm mọi cách để triệt hạ đối thủ cạnh tranh
  2. Sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng
  3. Đối xử công bằng, bình đẳng với nhân viên
  4. Phân biệt đối xử giữa các lao động nam và nữ

 

Câu 5: Đối với những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần:

  1. Khuyến khích, cổ vũ
  2. Lên án, ngăn chặn
  3. Thờ ơ, vô cảm
  4. Học tập, noi gương

 

Câu 6: Đạo đức kinh doanh được biểu hiện thông qua các phẩm chất gì?

  1. Trách nhiệm
  2. Trách nhiệm và trung thực
  3. Trách nhiệm, trung thực, nguyên tắc, tôn trọng
  4. Trách nhiệm, trung thực, nguyên tắc, tôn trọng, gắn kết các lợi ích

Câu 7: Người Việt Nam thường có thói quen mua sắm nhộn nhịp vào các dịp nào trong năm?

  1. Khi cả nhà tụ họp đông vui
  2. Vào các dịp cuối tuần
  3. Vào các dịp lễ tết dài ngày
  4. Các ngày hội giảm giá

Câu 8: Phẩm chất nào được thể hiện trong ý sau đây “Tôn trọng bảo đảm quyền lợi của nhân viên, tôn trọng khách hàng và đối thủ cạnh tranh”?

  1. Tôn trọng con người
  2. Giữ chữ tín
  3. Trung thực
  4. Có trách nhiệm

Câu 9: Xu hướng tiêu dùng xanh là gì?

  1. Là chỉ mua bán các sản phẩm biến đổi gen
  2. Là việc mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người và không đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên
  3. Là hành vi mua sắm có tiết chế, không mua hàng hóa vô độ, thừa thãi các đồ dùng
  4. Là các hành vi mua và bán các sản phẩm có bao bì màu xanh, thân thiện với môi trường

Câu 10: Theo em, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội khác nhau như thế nào?

  1. Đạo đức kinh doanh được thực hiện ở phạm vi toàn xã hội còn trách nhiệm xã hội chỉ trong phạm vi một doanh nghiệp kinh doanh
  2. Đạo đức kinh doanh xoay quanh các yếu tố kinh doanh của một doanh nghiệp, còn trách nhiệm xã hội liên quan đến nghĩa cụ của một cá nhân hoặc tổ chức đến cộng đồng
  3. Đạo đức kinh doanh mang yếu tố tự nguyện còn trách nhiệm xã hội lại mang yếu tố bắt buộc
  4. Đạo đức kinh doanh mang lại lợi ích rộng hơn đối với trách nhiệm xã hội

Câu 11: Vì sao văn hóa tiêu dùng của Việt Nam lại có tính di động?

  1. Vì người Việt chịu ảnh hưởng nhiều từ các nền văn hóa
  2. Vì văn hóa tiêu dùng của người Việt được hình thành trên cơ sở đa dạng về văn hóa song đều hướng theo trào lưu những giá trị mới
  3. Vì người đặc trưng văn hóa của người Việt Nam là yếu tố dịch chuyển, thay đổi
  4. Vì người Việt thường có các thay đổi nhanh chóng trước các trào lưu mới

Câu 12: Vì sao việc giữ chữ tín là cần thiết trong kinh doanh?

  1. Việc giữ chữ tín đem lại nhiều lợi ích hơn trong kinh doanh
  2. Vì giữ chữ tín giúp các doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với nguồn khách hàng
  3. Vì việc làm ăn còn phải tiếp diễn dài nếu không có chữ tín sau này sẽ rất khó đàm phán được với đối tác, khách hàng
  4. Vì đó là một quy chuẩn mà bất kì ai kinh doanh cũng phải thực hiện theo

Câu 13: Các biện pháp có thể thực hiện để xây dựng văn hóa tiêu dùng là?

  1. Nhà nước cần có chính sách chủ trương, chính sách kinh tế, văn hóa phù hợp cho các doanh nghiệp phát triển
  2. Các doanh nghiệp cần chủ động chiến lược sản xuất kinh doanh, đón đầu nhu cầu
  3. Giáo dục nhân dân thay đổi nhận thức và hành động vì cộng đồng hướng tới những giá trị cốt lõi
  4. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 14: Em hãy cho biết vai trò của đạo đức trong kinh doanh trong trường hợp sau đây “Cửa hàng nhà anh H tạo ra một chiếc bảng để khách hàng có thể ghi lại ý kiến về trải nghiệm dịch vụ ở cửa hàng”.

  1. Cung cấp được cho khách hàng các sản phẩm có chất lượng với giá ưu đãi nhất
  2. Có căn cứ để điều chỉnh được chất lượng dịch vụ phù hợp với đa số khách hàng
  3. Nắm được thông tin cá nhân của khách hàng
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 15: Văn hóa tiêu dùng có ý nghĩa xã hội như thế nào?

  1. Tạo được thiện cảm đối với người tiêu dùng để đạt được hiệu quả phù hợp trong sản xuất kinh doanh
  2. Tạo nên những sắc thái văn hóa ngày càng phong phú đa dạng
  3. Làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 16: Là công ty sản xuất bao bì cung ứng cho các bên liên quan trên thị trường, công ty T luôn chú trọng tạo ra các sản phẩm với chất lượng tốt và thân thiện với môi trường nên được khách hàng tin tưởng đón nhận. Qua nhiều năm công ty vẫn luôn cố gắng mang tới các sản phẩm có chất lượng cao với giá cả phải chăng. Theo em việc công ty làm như vậy có sợ bị thua lỗ không?

  1. Công ty T đã dùng đạo đức kinh doanh để tạo dựng được niềm tin với khách hàng, có khách hàng tin tưởng thì việc kinh doanh của công ty sẽ không lo bị thua lỗ
  2. Việc kinh doanh của công ty T có thể bị rơi vào tình trạng thua lỗ nếu tiếp tục thực hiện các đãi ngộ với khách hàng
  3. Công ty sẽ không lo bị thua lỗ nếu việc kinh doanh vẫn được thực hiện đều
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 17: Là công ty sản xuất bao bì cung ứng cho các bên liên quan trên thị trường, công ty T luôn chú trọng tạo ra các sản phẩm với chất lượng tốt và thân thiện với môi trường nên được khách hàng tin tưởng đón nhận. Qua nhiều năm công ty vẫn luôn cố gắng mang tới các sản phẩm có chất lượng cao với giá cả phải chăng. Theo em việc công ty làm như vậy có sợ bị thua lỗ không?

  1. Công ty T đã dùng đạo đức kinh doanh để tạo dựng được niềm tin với khách hàng, có khách hàng tin tưởng thì việc kinh doanh của công ty sẽ không lo bị thua lỗ
  2. Việc kinh doanh của công ty T có thể bị rơi vào tình trạng thua lỗ nếu tiếp tục thực hiện các đãi ngộ với khách hàng
  3. Công ty sẽ không lo bị thua lỗ nếu việc kinh doanh vẫn được thực hiện đều
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 18: Thấy các nguyên liệu sản xuất bánh kẹo ngày càng đắt lên, ông K quyết định nhập nguồn nguyên liệu khác rẻ hơn để có thể thu được lại lợi nhuận sản xuất. Theo em, để có đạo đức trong kinh doanh ông K nên làm như thế nào mới đúng?

  1. Nếu nguyên liệu đắt lên ông có thể tăng giá thành sản phẩm, chứ không nên sử dụng nguồn nguyên liệu kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng
  2. Ông K nên chọn một nguồn cung ứng có uy tín cho dù giá có rẻ hơn nhưng cũng sẽ không ai phát hiện ra hàng của anh nhập vào là kém chất lượng
  3. Ông K nên thực hiện theo đúng như kế hoạch kinh doanh mà mình đề ra trước đó
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 19: Chị H thường mua các đồ ăn uống có xuất xứ hữu cơ được để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà. Theo em, việc làm của chị H mang lại các lợi ích gì?

  1. Tạo ra được sự tăng trưởng trong kinh tế
  2. Tạo ra được thói quen tiêu dùng lành mạnh, giữ gìn được sức khỏe của cả nhà
  3. Thói quen của chị H giúp tiết kiệm tiền cho gia đình
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 20: Việc làm ăn của nhà ông Q ngày càng phát triển, ông nhận thấy sự phát triển có được ngày hôm nay không phải công sức của một mình ông mà do có được sự cố gắng của tất cả mọi người. Nên ông đã quyết định thưởng cho toàn thể nhân viên trong công ty một nửa tháng lương vào ngày thành lập công ty. Việc làm này của ông được toàn thể công ty đón nhận rất nhiệt tình. Theo em biểu hiện có đạo đức trong kinh doanh của ông Q được biểu hiện ở chỗ nào?  

  1. Sự có đạo đức trong kinh doanh của ông Q được thể hiện ở chỗ ông tôn trọng nhân viên của mình, kịp thời khen thưởng để động viên cùng nhau cố gắng
  2. Sự có đạo đức trong kinh doanh của ông Q được thể hiện ở chỗ ông Q luôn để công nhân của mình hoàn thành tốt các nhiệm vụ
  3. Sự có đạo đức trong kinh doanh của ôn Q được thể hiện ở chỗ ông luôn thực hiện đúng các quy định mà mình đã đề ra
  4. Sự có đạo đức trong kinh doanh của ông luôn gắn kết với lợi ích chung của cả công xưởng

 

Câu 21: Dạo gần đây trên thị trường tiêu dùng của Việt Nam xuất hiện nhiều các ngày hội mua sắm, kích thích mua sắm của người tiêu dùng. Theo em, các ngày hội mua sắm ở Việt Nam một phần ảnh hưởng từ đâu?

  1. Từ thói quen chi tiêu từ người xưa
  2. Từ việc thích thú với các sản phẩm giá rẻ
  3. Du nhập từ các nước ngoài vào Việt Nam
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 22: Xưởng may áo dài nhà chị H được rất nhiều khách nước ngoài nghé thăm mỗi khi có dịp sang Việt Nam du lịch. Chị luôn nắm bắt các cơ hội để tạo ra các sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng. Hôm nay có một số vị khách không hài lòng về sản phẩm nên đã đến trực tiếp cửa hàng để đưa ra ý kiến. Dù trời đã muộn nhưng chị H vẫn quyết định tới cửa hàng để chỉnh sửa cho khách. Việc làm của chị đã làm cho vị khách người nước ngoài kia rất ấn tượng, giới thiệu bạn bè của họ đến cửa hàng của chị may áo. Công việc kinh doanh của chị H ngày một phát triển. Theo em, việc có đạo đức trong việc kinh doanh của chị H được thể hiện ở đâu?

  1. Việc có đạo đức trong kinh doanh của nhà chị H được thể hiện qua việc, chị luôn hết mình với công việc, tạo được niềm tin với khách hàng và luôn đặt khách hàng là mối quan tâm lớn nhất
  2. Việc có đạo đức trong kinh doanh của chị H được thể hiện qua việc dù đã tối nhưng chị vẫn quyết định xuống cửa hàng để chỉnh sửa áo cho khách
  3. Việc có đạo đức trong kinh doanh của chị H được thể hiện qua việc kinh doanh rất phát triển của nhà chị
  4. Việc có đạo đức trong kinh doanh của chị H được thể hiện qua lượng khách hàng biết tới xưởng sản xuất của nhà chị

Câu 23: Trong dịp lễ tết, mọi người đều có nhu cầu mua sắm rất nhiều, nhà bán hàng kim khí, bà B nghĩ rằng nếu mua nhập thật nhiều hàng về thì có thể thu được lại lợi luận cao. Nhưng đã gần đến ngày 30 mà hàng nhà bà vẫn còn tồn ứ rất nhiều. Theo em, lí do nào khiến hàng nhà bà B vẫn còn tồn lại trong khi sức mua của khách hàng trong dịp tết lại tăng?

  1. Người dân mua sắm nhiều vật dụng cho ngày tết còn mặt hàng nhà bà B không đáp ứng được với nhu cầu của khách hàng
  2. Vì hàng nhà bà B kém chất lượng
  3. Việc các hộ chăn nuôi tái đàn là không cần thiết vì nếu tái đàn số tiền bỏ ra mua con giống sẽ rất đắt đỏ
  4. Việc tái đàn ở thời điểm giá lợn đang tăng cao sẽ mang đến nhiều nguồn thu nhập cho người dân

Câu 24: Xưởng sản xuất nhà anh H đang có đến hơn 30 lao động ở tuổi vị thành niên, anh luôn sắp xếp các công việc vừa sức với các em, để các em có thể vừa làm vừa học hỏi thêm, anh luôn tạo điều kiện để các bạn bổ sung thêm các kiến thức cần thiết. Nhận thấy sự quan tâm giúp đỡ đó của anh H các bạn rất vui mừng, thi thoảng vào những ngày nghỉ lại tụ tập nhau mua đồ qua nhà anh H cùng nấu cùng ăn. Vì thế nên khoảng cách chủ và nhân viên được rút ngắn rất nhiều tạo được sự thoải mái khi làm việc. Theo em, với anh H việc có đạo đức trong kinh doanh đã đem lại cho anh điều gì? 

  1. Được sự yêu mến, kính trọng của nhân viên
  2. Được sự phát triển vượt bậc trong công việc
  3. Được sự quan tâm quý mến của các đối tác, bạn hàng
  4. Được sự ưu ái trên thị trường

Câu 25: Chị M luôn lập kế hoạch chi tiêu một cách kĩ lưỡng, tìm đọc thông tin một cách kĩ lưỡng về sản phẩm, nhằm tìm ra được hàng hóa có chất lượng cho gia đình, thấy chị M luôn phải suy nghĩ về việc mua bán như vậy chị T là bạn của chị M cho rằng như vậy là mất thời gian. Em có suy nghĩ như thế nào về cách nhận thức của chị T?

  1. Việc sử dụng thực phẩm nào cũng được, không nhất thiết phải tốn thời gian để suy nghĩ nên mua như thế nào
  2. Chị T có ý tốt giúp chị M tiết kiệm thời gian hơn trong việc chọn lựa các mặt hàng
  3. Suy nghĩ của chị T là sai vì việc cẩn thận chọn lựa các đồ ăn là một hành vi tốt vì nó còn giúp chúng ta bảo vệ được sức khỏe, không nên chọn qua loa
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay