Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối ôn tập chủ đề 7: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 7: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT (PHẦN 3)

Câu 1: Bất kì người nào đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tìm việc làm phù hợp với khả năng của mình là thể hiện công dân bình đẳng trong:

  1. Thực hiện quan hệ giao tiếp
  2. Việc chia đều của cải xã hội
  3. Thực hiện quyền lao động
  4. Việc san bằng thu nhập cá nhân

 

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc đối với đời sống con người và xã hội?

  1. Gia tăng sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các dân tộc
  2. Tạo điều kiện để mỗi dân tộc đều có cơ hội phát triển
  3. Góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc
  4. Phát huy nguồn lực của các dân tộc trong xây dựng đất nước

 

Câu 3: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?

  1. Lựa chọn giao dịch dân sự
  2. Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia
  3. Bí mật xác lập di chúc thừa kế
  4. Tìm hiểu loại hình dịch vụ

 

Câu 4: Theo quy định của pháp luật, công dân bình đẳng trước pháp luật khi thực hiện nghĩa vụ:

  1. Nộp thuế
  2. Đầu tư các dự án kinh tế
  3. Đóng góp quỹ bảo trợ xã hội
  4. Thành lập doanh nghiệp tư nhân

 

Câu 5: Thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các tôn giáo không đem lại ý nghĩa nào sau đây?

  1. Huy động nguồn lực của các tôn giáo trong phát triển đất nước
  2. Thể hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo của Đảng, Nhà nước
  3. Góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc
  4. Là nhân tố duy nhất đảm bảo sự ổn định chính trị của đất nước

 

Câu 6: Đâu được coi là sự bình đẳng về pháp lí, trách nhiệm của công dân?

  1. Các công dân đều có quyền được đến trường
  2. Các công dân đều được phép theo tín ngưỡng tôn giáo riêng của mình
  3. Nếu công dân có các hành vi vi phạm pháp luật thì đều bị xử lí theo quy định của pháp luật
  4. Mọi công dân đều không bị đối xử phân biệt về địa vị xã hội

Câu 7: Sự bình đẳng giới được thể hiện như thế nào trong lĩnh vực kinh tế?

  1. Nam giới được phép thành lập doanh nghiệp và thuê nhân công về làm việc
  2. Nữ giới chỉ được phép kinh doanh các sản phẩm mang tính nhỏ lẻ
  3. Chỉ nam giới mới được phép kêu gọi nguồn vốn từ các nguồn khác nhau
  4. Nam, nữ được bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh

Câu 8: Sự bình đẳng giới được thể hiện như thế nào trong lĩnh vực kinh tế?

  1. Nam giới được phép thành lập doanh nghiệp và thuê nhân công về làm việc
  2. Nữ giới chỉ được phép kinh doanh các sản phẩm mang tính nhỏ lẻ
  3. Chỉ nam giới mới được phép kêu gọi nguồn vốn từ các nguồn khác nhau
  4. Nam, nữ được bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh

Câu 9: Việc làm nào dưới đây không đúng với trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo?

  1. Tổ chức các hoạt động từ thiện tại địa phương
  2. Tham gia đầy đủ các hoạt động lễ hội của tôn giáo mình
  3. Vận động đồng bào có đạo tham gia giữ gìn an ninh trật tự ở khu dân cư
  4. Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để kích động chiến tranh

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không thể hiện sự bình đẳng giữa cha mẹ và con cái?  

  1. Cha mẹ cần tạo điều kiện học tập cho cả con gái và con trai
  2. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ như con nuôi
  3. Cha mẹ cần tôn trọng ý kiến của con
  4. Cha mẹ có quyền yêu con gái hơn con trai

Câu 11: Có những biện pháp nào giúp thúc đẩy sự bình đẳng giới?

  1. Bổ nhiệm các chức danh phù hợp với năng lực và trình độ cho nữ giới trong các cơ quan công quyền
  2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho người lao động
  3. Hỗ trợ, tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 12: Em đồng tình với ý kiến nào sau đây?

  1. Các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có thể có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước
  2. Các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều phải sử dụng chung một thứ tiếng nói phổ thông
  3. Việc thực hiện một số chính sách ưu tiên đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số sẽ làm cho họ không cố gắng, vươn lên trong học tập
  4. Việc kì thị phân biệt về các thành phần dân tộc sẽ làm cho đất nước ngày một phát triển đi lên

Câu 13: Nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được nhà nước công nhận gọi là?

  1. Cơ sở tôn giáo
  2. Tổ chức tín ngưỡng
  3. Hoạt động tôn giáo
  4. Hoạt động tín ngưỡng

Câu 14: Theo quy định của pháp luật, những hành vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt như thế nào?

  1. Cần phải qua một quá trình kiểm tra xác minh lâu dài mới đưa ra các biện pháp giải quyết
  2. Các vi phạm hành chính sẽ được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan đúng thẩm quyền, đảm bảo công bằng
  3. Các vi phạm hành chính được thực thi khi chỉ có riêng các cơ quan chức năng
  4. Các vi phạm hành chính được xử lí thông qua các chính sách không công khai để đỡ làm mất thời gian của cả hai bên

Câu 15: Nội dung nào sau đây là quy định không đúng về tài sản giữa vợ và chồng?  

  1. Vợ chồng có quyền có tài sản riêng
  2. Tài sản riêng của vợ hoặc chồng phải được chia đôi sau khi li hôn
  3. Vợ chồng có quyền ngang nhau về sở hữu tài sản chung
  4. Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật

Câu 16: Ý sau đây thể hiện sự bình đẳng nào giữa các dân tộc “Nhân dân đồng bào dân tộc thiểu được quyền ứng cử và các cơ quan công quyền của Nhà nước”?

  1. Bình đẳng về kinh tế
  2. Bình đẳng về chính trị
  3. Bình đẳng về văn hóa, giáo dục
  4. Bình đẳng về quyền lợi

Câu 17: Người theo tôn giáo được phép làm gì trong các việc làm dưới đây?

  1. Tổ chức sinh hoạt tôn giáo
  2. Xuất bản kinh sách và xuất bản ấn phẩm khác về tôn giáo
  3. Dùng các lời lẽ miệt thị những người không theo tôn giáo
  4. Đáp án C sai

Câu 18: Chị A và chị B có xích mích với nhau ngoài chợ nên đã bị công an xã đưa về trụ sở để xử lí, tại đó chị B đã cố gắng đút lót cho công an xã để nhận được phần đúng về mình. Em hãy dự đoán tình tiết tiếp theo của sự việc.

  1. Công an sẽ nhận tiền của chị B và phán chị A có tội
  2. Công an sẽ không nhận tiền của chị B, phạt chị B vì tội đút lót tiền cho người đang thi hành công vụ
  3. Công an để hai chị tự giải quyết với nhau
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 19: Trong quá trình tham gia phỏng vấn chị V nhận ra rằng các lao động nam được trả tiền lương cao hơn các lao động nữ. Chị V nên làm gì để chứng minh với công ty cả nam và nữ đều có thể hoàn thành công việc một các hiệu quả nhất? 

  1. Chỉ làm các công việc mà mình được giao
  2. Làm tốt các nhiệm vụ của mình được giao, học hỏi tích lũy thêm kĩ năng vào các nhiệm vụ mới, giúp đỡ đồng nghiệp trong quá trình làm việc
  3. Thực hiện tốt các điều khoản đã được thống kê trong hợp đồng lao động
  4. Lựa chọn các công việc sẽ mang lại danh tiếng cho mình mới làm

Câu 20: Việc nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên học sinh người dân tộc thiểu số vào các trường cao đẳng, đại học nhằm thực hiện bình đẳng gì?

  1. Giữ miền xuôi và miền ngược
  2. Giữa các dân tộc
  3. Giữa các thành phần dân cư
  4. Giữa các trường học

 

Câu 21: Khi biết con trai L có tình cảm với M, mẹ của L đã phản đối kịch liệt vì hai người không có cùng tôn giáo. Theo em mẹ của L đã vi phạm về quyền bình đẳng giữa các?  

  1. Gia đình
  2. Truyền thống
  3. Tôn giáo
  4. Dân tộc

Câu 22: Chị B là người công giáo, chị muốn tham gia vào các cơ quan công quyền của Nhà nước nhưng lại ngại về việc chị là người công giáo không được phép tham gia. Theo em, nếu là người công giáo thì công dân có được tham gia vào các cơ quan công quyền của nhà nước không?

  1. Là người công giáo thì không được phép tham gia vào các cơ quan công quyền của nhà nước
  2. Nếu là người công giáo thì công dân có thể làm bất cứ ngành nghề nào trừ việc tham gia vào các cơ quan công quyền của nhà nước
  3. Pháp luật của Nhà nước Việt Nam quy định bất cứ ai cũng có thể tham gia vào cơ quan công quyền của nhà nước nếu đủ điều kiện và các tiêu chí đề ra, không phân biệt tầng lớp, tôn giáo
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 23: A là người dân tộc thiểu số, gia đình lại đông con, năm nay bố mẹ bắt A phải bỏ dở việc học để cùng bố mẹ lo chuyện nương rẫy. A không đồng ý, bố mẹ nói việc học với người dân tộc thì sẽ chẳng có kết quả gì tốt đẹp, cho dù có học giỏi đi chăng nữa thì cũng sẽ không có ai trọng dụng. Theo em, suy nghĩ của bố mẹ A như vậy có đúng không?

  1. Suy nghĩ của bố mẹ A là sai vì Nhà nước luôn khuyến khích trẻ em đến trường, quyền được tiếp cận với kiến thức là dành cho mỗi người, có kiến thức chúng ta mới có thể thay đổi được cuộc sống
  2. Suy nghĩ của bố mẹ A là có căn cứ vì điều kiện học tập ở trên vùng cao rất khó khăn, các em sẽ không nhận được bất kì sự hỗ trợ nào
  3. Suy nghĩ của bố mẹ A là đúng vì nhà đông con, A không nên học quá nhiều còn dành phần được học cho các em nữa
  4. Suy nghĩ của bố mẹ A là đang mong muốn A có thể giúp mình gánh vác một số công việc trong gia đình

Câu 24: Chị P muốn tham gia ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhưng bị chồng ngăn cản vì cho rằng các đại biểu hiện nay chủ yếu toàn là nam giới, nữ giới sẽ không có được sức cạnh tranh, chị P chỉ tốn thời gian tham gia ứng cử. Theo em, suy nghĩ của chồng chị P có thỏa đáng không?

  1. Suy nghĩ của chồng chị P là đúng
  2. Suy nghĩ của chồng chị P chỉ có tính chất lo lắng cho vợ của mình
  3. Suy nghĩ của chồng chị P là sai
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 25: Trong khi đi làm, bà M bị chủ công xưởng ép làm thêm giờ mà không trả đủ số lương cần thiết, bà M muốn đòi lại công bằng của mình, theo em bà M nên làm gì để có thể đòi lại những giá trị đáng lẽ thuộc về mình?

  1. Bà M nên gặp ông chủ và đòi lại các quyền lợi thuộc về mình
  2. Bà M nên làm đơn kiến nghị lên các cơ quan chức năng để được pháp luật đòi lại công bằng cho bà
  3. Bà M nên im lặng vì đó cũng chỉ là tiền làm thêm giờ sẽ không được ai quan tâm chi trả
  4. Tất cả các đáp án đều đúng

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay