Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối ôn tập chủ đề 9: Một số quyền tự do cơ bản của công dân (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 9: Một số quyền tự do cơ bản của công dân (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN (PHẦN 1)

Câu 1: Mọi hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân đều:

  1. Phải chịu trách nhiệm pháp lí
  2. Bị tuyên án tù chung thân
  3. Bị phạt cải tạo không giam giữ
  4. Phải tham gia lao động công ích

 

Câu 2: Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được khám xét chỗ ở của công dân khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đã có:

  1. Đối tượng tố cáo nặc danh
  2. Hồ sơ đề nghị vay vốn ưu đãi
  3. Quyết định điều động nhân sự
  4. Công cụ để thực hiện tội phạm

 

Câu 3: Theo quy định của pháp luật, nhân viên bưu chính vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại, điện tín của khách hàng khi tự ý thực hiện hành vi nào sau đây?

  1. Tính sai cước phí vận chuyển
  2. Công khai nội dung điện tín
  3. Đăng kí tài khoản thư điện tử
  4. Từ chối gói cước khuyến mại

 

Câu 4: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “………. là quyền của công dân được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước dưới hình thức bằng lời nói, văn bản bản điện tử, hoặc dưới hình thức khác”.

  1. Quyền tự do báo chí
  2. Quyền tự do tín ngưỡng
  3. Quyền tự do ngôn luận
  4. Quyền tiếp cận thông tin

 

Câu 5: Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền:

  1. Bài trừ quyền tự do tín ngưỡng
  2. Ngăn cấm các hoạt động tôn giáo
  3. Phân biệt đối xử giữa các tôn giáo
  4. Bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo

 

Câu 6: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong câu sau đây: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về ....., việc bắt giữ người phải đúng quy định của pháp luật”

  1. Thân thể
  2. Danh dự
  3. Nhân phẩm
  4. Lương tâm

 

Câu 7: Em hãy cho biết hành vi xâm phạm về chỗ ở của người khác là gì?

  1. Là hành vi đến nhà thăm hỏi một người khi họ gặp các tình hình không ổn về sức khỏe
  2. Chỉ là những hành vi đột nhập và nhà người khác khi chưa được sự đồng ý của họ
  3. Là các hành vi khám xét nhà trái phép, đuổi công dân ra khỏi chỗ ở, chiếm giữ hoặc cản trở trái pháp luật về chỗ ở của người khác
  4. Hành vi thực hiện các kiểm tra đảm bảo an toàn về chỗ ở của người khác

Câu 8: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là gì?

  1. Là quyền hết sức nghiêm trọng của công dân
  2. Là quyền cơ bản của công dân, thuộc loại quyền về bí mật đời tư của cá nhân
  3. Là quyền cho phép người khác có thể thăm dò về các bí mật điện tử của người khác
  4. Là quyền cho phép các nhà chức trách được quyền mở và xem các thông tin trên thư của công dân

Câu 9: Quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của công dân được định nghĩa như thế nào?

  1. Tự do bày tỏ quan điểm ý kiến của mình trên một lĩnh vực của đời sống
  2. Được tham gia góp ý, xây dựng và thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước
  3. Được sáng tạo các sản phẩm báo chí, được tiếp cận với các thông tin bảo chí
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 10: Hành vi nào thể hiện tín ngưỡng trong những hành vi dưới đây? 

  1. Không ăn trứng trước lúc đi thi
  2. Thắp hương trước lúc đi xa
  3. Xem bói để biết trước tương lai
  4. Yểm bùa

Câu 11: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là gì?

  1. Bảo vệ chỗ ở của công dân
  2. Ngăn chặn các hành vi tự ý khám xét nhà
  3. Tôn trọng chỗ ở của người khác
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 12: Ý nghĩa của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là?

  1. Đảm bảo đời sống riêng tư cho mỗi cá nhân
  2. Đảm bảo quyền cho mỗi công dân dân chủ
  3. Đảm bảo quyền tự chủ của mỗi cá nhân
  4. Đảm bảo sự công bằng cho mỗi cá nhân

Câu 13: Quyền tự do ngôn luận có quan hệ chặt chẽ và thường thể hiện thông qua quyền gì sau đây?

  1. Tự do tụ họp
  2. Tự do biểu tình
  3. Tự do lập hội
  4. Tự do báo chí

Câu 14: Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân?

  1. Hai học sinh đang gây gổ với nhau tại sân trường
  2. Hai hàng xóm đang cãi nhau
  3. Chị B bịa đặt, nói xấu người khác
  4. Một người đang bẻ khóa lấy trộm chìa khóa

 

Câu 15: Hành vi đuổi người khác ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ được cho là vi phạm về quyền gì? 

  1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
  2. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
  3. Quyền tự do ngôn luận
  4. Quyền bình đẳng

Câu 16: Mức phạt cao nhất khi đọc trộm thư tín, điện thoại, điện tín của người khác là bao lâu?

  1. 03 năm tù
  2. 01 năm tù
  3. Cảnh cáo
  4. Trung thân

Câu 17: Hành vi nào thể hiện đúng quyền tự do ngôn luận?

  1. Phát ngôn thoải mái không cần nghĩ đến hậu quả
  2. Các đại biểu chất vấn các bộ trưởng tại Quốc hội
  3. Cãi nhau, chửi bới và xúc phạm nhau
  4. Không chịu trách nhiệm về các lời nói của mình

Câu 18: Các hành vi vi phạm về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của công dân có thể gây nên các hậu quả gì?

  1. Xâm phạm quyền tự do
  2. Gây tổn hại về sức khỏe, tinh thần
  3. Xâm hại đến nhân phẩm, danh phẩm của người khác
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 19: Nam và Sơn là học sinh lớp 6B ngồi cạnh nhau. Một hôm, Sơn bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mới mua. Tìm mãi ko thấy, Sơn đổ tội cho Nam lấy cắp. Nam và Sơn to tiếng, tức quá Nam đã xông vào đánh Sơn chảy cả máu mũi. Nam đã vi phạm quyền nào ?

  1. Nam vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể
  2. Nam không vi phạm quyền nào
  3. Nam vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe
  4. Nam vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm

 

Câu 20: A là bạn thân của B, do thích đọc truyện Conan nên B hay sang nhà A mượn, có lần nhà A không có ai ở nhà, B tự ý mở cửa lên phòng của A trả cuốn truyện cũ và lấy cuốn truyện mới về đọc. Hành động của đó vi phạm về quyền nào sau đây?

  1. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể
  2. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
  3. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe và tính mạng
  4. Quyền được bảo hộ về danh dự và nhân phẩm

 

Câu 21: Thấy K đã ra ngoài nhưng chưa tắt máy tính, T là nhân viên cùng phòng thấy vậy đã tự ý vào trang cá nhân của K và đọc trộm các đoạn tin nhắn của K và mọi người. T dã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

  1. Quyền được bảo hộ về tài sản riêng
  2. Quyền được bảo hộ về nơi làm việc
  3. Quyền được bảo hộ về thông tin cá nhân
  4. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín

Câu 22: Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình bằng cách nào dưới đây?

  1. Đưa thông tin không hay về trường mình lên Facebook
  2. Phát biểu ý kiến xây dựng trường lớp trong các cuộc họp
  3. Tự do nói bất cứ điều gì về trường mình
  4. Chê bai trường mình ở nơi khác

Câu 23: Mẹ của X dạo gần đây có theo một hội nhóm, mẹ được phát cho rất nhiều các tài liệu để đọc, với mục đích chữa lành, trở nên vô bệnh vô tật. Nhưng trong một lần X vô tình đọc được một số nội dung trong số tài liệu đó thì hầu hết là để bài trừ các tiến bộ của khoa học kĩ thuật, đi lệch với đường lối chính sách của Nhà nước. Theo em, X nên làm gì để có thể giúp mẹ hiểu được ra vấn đề?

  1. X không nên can thiệp vào chuyện của mẹ
  2. X nên giải thích cho mẹ nghe những việc tin theo các phương pháp lạ vô căn cứ là phản khoa học, nó không chỉ không giúp ích cho con người mà còn mang lại các tác động tiêu cực tới cuộc sống
  3. X nên báo cáo việc này với bố, để bố ngăn cấm mẹ tham gia các hoạt động không lành mạnh
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 24: Trong khi đang quét dọn nhà cửa bên nhà thì chị H nghe được mùi khét lồng, định vị được mùi khét phát ra từ phía nhà của anh N là hàng xóm nhà chị H, chị H muốn sang xem tình hình như thế nào nhưng chợt nhận ra ban ngày gia đình nhà anh N đều đi làm vắng. Chị H lo lắng hành vi sang nhà anh N của mình vô tình có thể vi phạm pháp luật. Theo em, chị H nên làm gì trong tình huống này?

  1. Chị H nên nhanh chóng sang nhà anh N để xem tình hình
  2. Chị H nên gọi cho anh N để thông báo tình hình và xin phép anh được sang nhà để kiểm tra
  3. Chị H vẫn nên sang kiểm tra miễn là không để ai trông thấy chị đã sang nhà anh N là được
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 25: Nhóm của chị H đang thực hiện một dự án, chị T là người đại diện đứng ra gửi các bản thảo của nhóm. Đến ngày nhóm nhận được kết quả của dự án thì chị T bận việc nhà nên vắng mặt, chị H có nhận được một phong bì thư được có tên của chị T trên đó, chị H chắc chắn đó là tờ thông báo kết quả của cả nhóm. Trong trường hợp này chị H nên làm như thế nào để không bị vi phạm quyền đảm bảo bí mật về thư tín, điện tín?

  1. Xác định được phong thư là kết quả của cả nhóm thì chị H nên xé phong bao và chia sẻ kết quả cho mọi người
  2. Chị H nên thông báo với chị T rồi mới thực hiện mở phong thư kết quả cho mọi người cùng xem
  3. Chị H nên xác định chính xác phong thư đó chứa cái gì rồi mới mở kẻo mở vào thư riêng của chị T
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay