Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1

ĐỀ SỐ 03:

Câu 1: Một công ty công nghệ thông báo tuyển dụng vị trí lập trình viên, nhưng trong thông báo tuyển dụng ghi rõ: "Chỉ tuyển nam giới do công việc yêu cầu cường độ làm việc cao." Nếu bị phát hiện, công ty này có thể bị xử phạt theo quy định nào sau đây?

A. Không bị xử phạt vì nhà tuyển dụng có quyền chọn lao động theo nhu cầu

B. Bị phạt từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng theo Nghị định số 125/2021/NĐ-CP

C. Chỉ bị nhắc nhở, không có quy định xử phạt

D. Bị phạt từ 15.000.000 đến 20.000.000 đồng theo Bộ luật Lao động năm 2019

Câu 2: Trường hợp nào dưới đây thể hiện việc vi phạm quy định công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?

Trường hợp 1: Anh B là con trai của chủ tịch tỉnh X, anh B cùng với chị C có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác. Khi đưa ra xét xử thấy hành vi của anh B có tính chất dã man, còn chị C là đồng phạm. Vì vậy, toà tuyên án anh B 2 năm 4 tháng tù, còn chị C bị tuyên mức án 1 năm 7 tháng tù.

Trường hợp 2: Doanh nghiệp A có hành vi trốn thuế, sau khi điều tra và phát hiện doanh nghiệp A đã cấu kết với một cán bộ trong cơ quan thuế để thực hiện trót lọt hành vi này. Cơ quan điều tra đã khởi tố những người liên quan trong doanh nghiệp thực hiện hành vi này và cả cán bộ trong cơ quan thuế để xử lý một cách nghiêm minh, đúng pháp luật.

Trường hợp 3: Tại một ngã tư giao thông, ông M (nhân viên) và ông N (thủ trưởng) cùng làm tại một cơ quan, do mải nói chuyện, không chú ý nên cả hai ông đều điều khiển xe máy vượt đèn đỏ nhưng không gây tai nạn giao thông. Khi bị anh C (cảnh sát giao thông) lập biên bản, ông N đã lợi dụng chức vụ và những mối quan hệ của mình để tác động tới anh C. Kết quả là: ông N không bị xử phạt trong khi ông M phải nộp phạt 400.000 đồng.

A. Trường hợp 1.

B. Trường hợp 2.

C. Trường hợp 3.

D. Cả 3 trường hợp.

Câu 3: Năm 2016, Masan bị cơ quan chức năng xử phạt vì hành vi quảng cáo sai sự thật về nước mắm truyền thống, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của các nhà sản xuất nước mắm truyền thống. Hành vi này vi phạm phẩm chất đạo đức kinh doanh nào dưới đây?

A. Trách nhiệm với xã hội và môi trường

B. Trung thực trong kinh doanh

C. Nguyên tắc bảo mật thông tin

D. Tôn trọng đối thủ cạnh tranh

Câu 4: Thói quen tiêu dùng của anh K trong trường hợp dưới đây phản ánh đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam?

Anh K luôn ưu tiên chọn mua các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường và có thể tái chế. Khi mua sắm, anh cũng thường tìm hiểu về quá trình sản xuất của sản phẩm để đảm bảo chúng không gây tác động xấu đến môi trường.

A. Tính kế thừa.

B. Tính giá trị.

C. Tính thời đại.

D. Tính hợp lí.

Câu 5: Người Mỹ có xu hướng chi tiêu mạnh cho các chuyến du lịch và các mặt hàng liên quan đến du lịch. Điều này cho thấy vai trò của văn hóa tiêu dùng trong nền kinh tế như thế nào?

A. Văn hóa tiêu dùng không ảnh hưởng đến thị trường kinh doanh.

B. Văn hóa tiêu dùng giúp các doanh nghiệp định hướng chiến lược kinh doanh phù hợp, thúc đẩy nền kinh tế.

C. Văn hóa tiêu dùng chỉ ảnh hưởng đến ngành du lịch, không liên quan đến các lĩnh vực khác.

D. Văn hóa tiêu dùng làm giảm nhu cầu mua sắm các mặt hàng thiết yếu trong xã hội.

Câu 6: Có bao nhiêu năng lực cần thiết cho người kinh doanh

A. 5

B. 10

C. 8

D. 9

Câu 7: Muốn thành công tạo nên uy tín của nhà kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động thành công, yếu tố cơ bản cần thiết là gì?

A. Có tiềm lực kinh tế tốt

B. Có đạo đức kinh doanh

C. Tạo được các điểm gắn kết giữa việc kinh doanh với đối tượng khách hàng

D. Đem được lợi ích cho người tiêu dùng

Câu 8: Tiêu dùng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với giá cả phù hợp với thu nhập của họ là tính gì?

A. Tính kế thừa

B. Tính giá trị

C. Tính hợp lý

D. Tính thời đại

Câu 9: Điều nào không đúng về quyền và nghĩa vụ công dân dưới dây?

A. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

B. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

C. Công dân không có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

D. Việc thực hiện quyền con người, quyền công đân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác."

Câu 10: Trong kinh tế, nam, nữ bình đẳng như nào?

A. Trong tham gia quản lí nhà nước, hoạt động xã hội, ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân

B. Trong việc thành lập doanh nghiệp, sản xuất, kinh doanh, quản lí, tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường.

C. Về tiêu chuẩn, độ tuổi tuyển dụng, tiền công, bảo hiểm xã hội, điều kiện làm việc.

D. Về độ tuổi, lựa chọn ngành, nghề học tập, tiếp cận chính sách về giáo dục.

Câu 11: Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu được lợi nhuận là hoạt động của

A. kinh doanh.

B. tiêu dùng.

C. sản xuất.

D. tiêu thụ.

Câu 12: Đạo đức kinh doanh đem lại được các tác dụng gì cho người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh?

A. Có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh

B. Giúp việc kinh doanh đem lại được nhiều lợi nhuận hơn

C. Giúp chủ thể kinh doanh có thể dẫn dắt được hoạt động kinh doanh của mình phát triển

D. Giúp chủ thể kinh doanh có được các giải pháp tối ưu hơn cho các hoạt động kinh doanh.

Câu 13: Tiêu dùng phát triển đa dạng về hình thức, thói quen, và phù hợp với sự phát triển của xã hội là tính gì?

A. Tính kế thừa

B. Tính giá trị

C. Tính hợp lý

D. Tính thời đại

Câu 14: Bình đẳng trong quan hệ thân nhân giữa vợ và chồng được thể hiện ở nội dung nào dưới đây?

A. Vợ chồng có quyền cùng nhau quyết định về kinh tế trong gia đình

B. Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau

C. Người vợ có quyền quyết định về việc nuôi dạy con

D. Người vợ cần làm công việc của gia đình nhiều hơn chồng để tạo điều kiện cho chồng phát triển

Câu 15: Trong lao động, nam, nữ bình đẳng:

A. Trong tham gia quản lí nhà nước, hoạt động xã hội, ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân

B. Trong việc thành lập doanh nghiệp, sản xuất, kinh doanh, quản lí, tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường.

C. Về tiêu chuẩn, độ tuổi tuyển dụng, tiền công, bảo hiểm xã hội, điều kiện làm việc.

D. Về độ tuổi, lựa chọn ngành, nghề học tập, tiếp cận chính sách về giáo dục.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay