Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 04:
Câu 1: Một khách hàng lớn tuổi đến ngân hàng SCB để gửi tiết kiệm nhưng sau đó phát hiện số tiền gửi của mình đã bị chuyển thành hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà không được tư vấn rõ ràng. Trong trường hợp này, ngân hàng SCB và công ty bảo hiểm đã vi phạm điều gì?
A. Quyền tự do kinh doanh của khách hàng
B. Quy định về bảo vệ người tiêu dùng và đạo đức kinh doanh
C. Chính sách ưu đãi khách hàng trong lĩnh vực tài chính
D. Quy trình thẩm định tài sản trước khi ký hợp đồng bảo hiểm
Câu 2: Anh Nam thường xuyên sử dụng các nền tảng mua sắm trực tuyến để đặt hàng và thanh toán online thay vì mua sắm trực tiếp tại cửa hàng. Hành vi này thể hiện đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng hiện đại của người Việt?
A. Tiêu dùng xanh
B. Tiêu dùng truyền thống
C. Tiêu dùng số
D. Tiêu dùng không có trách nhiệm.
Câu 3: Tình huống nào sau đây thể hiện nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)?
A. Ông A bị xử phạt nhẹ hơn vì là người có công với cách mạng.
B. Anh B bị xử phạt vì vi phạm hành chính, trong khi chị C vi phạm cùng lỗi nhưng không bị xử lý vì là người thân của cán bộ cấp cao.
C. Tòa án xét xử một vụ án tham nhũng, trong đó người cầm đầu bị xử lý nghiêm minh hơn so với đồng phạm.
D. Doanh nghiệp X từ chối tuyển dụng chị D vì chị là người theo đạo khác với chủ doanh nghiệp.
Câu 4: Ông M là chủ doanh nghiệp tư nhân. Do cần vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, ông muốn chuyển nhượng quyền sử dụng mảnh đất có diện tích 120 m² ở xã A (mảnh đất này là tài sản chung của vợ chồng ông M). Khi ông M bàn bạc với vợ (bà C) về việc này, bà C không đồng ý vì cho rằng giá bán quá rẻ. Không được sự đồng thuận của vợ, nên ông M đành suy nghĩ, tìm phương án khác để huy động vốn. Tuy nhiên, ông M không biết rằng 6 tháng trước, bà C đã bí mật đem giấy chứng nhận quyền sở hữu của mảnh đất đó thế chấp tại ngân hàng để lấy tiền trả nợ cho em trai.
Hành vi của bà C đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào?
A. Lao động và công vụ.
B. Huyết thống và gia tộc.
C. Tài chính và việc làm.
D. Hôn nhân và gia đình.
Câu 5: Minh nhận thấy nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch ngày càng cao, đặc biệt là rau hữu cơ. Nhận thấy gia đình có đất vườn rộng, Minh quyết định đầu tư vào mô hình trồng rau hữu cơ, áp dụng công nghệ hiện đại để đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm. Minh đánh giá đây là cơ hội kinh doanh tốt vì sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường, có thể duy trì lâu dài và mang lại lợi nhuận. Theo đó, yếu tố nào dưới đây KHÔNG phải là một tiêu chí quan trọng để đánh giá cơ hội kinh doanh của Minh?
A. Tính bền vững của sản phẩm
B. Tính hấp dẫn, mang lại lợi nhuận
C. Quy mô diện tích đất vườn của gia đình Minh
D. Tính cơ hội, phù hợp với thời điểm kinh doanh
Câu 6: Hoạt động sản xuất ra sản phẩm hàng hoá/dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhằm mục đích thu được lợi nhuận là hoạt động
A. tiêu thu sản phẩm.
B. nghiên cứu kinh doanh.
C. sản xuất kinh doanh.
D. hỗ trợ sản xuất.
Câu 7: Phẩm chất gì được thể hiện trong ý sau đây “Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra, đem được lại lợi ích đồng thời cho doanh nghiệp và xã hội”?
A. Trung thực
B. Trách nhiệm
C. Có nguyên tắc
D. Gắn kết các lợi ích
Câu 8: Tiêu dùng phản ánh bản sắc văn hoá Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc.
A. Tính kế thừa
B. Tính giá trị
C. Tính hợp lý
D. Tính thời đại
Câu 9: Nội dung nào dưới đây không thể hiện sự bình đẳng giữa cha mẹ và con cái?
A. Cha mẹ cần tạo điều kiện học tập cho cả con gái và con trai
B. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ như con nuôi
C. Cha mẹ cần tôn trọng ý kiến của con
D. Cha mẹ có quyền yêu con gái hơn con trai
Câu 10: Sự bình đẳng giới được thể hiện như thế nào trong lĩnh vực kinh tế?
A. Nam giới được phép thành lập doanh nghiệp và thuê nhân công về làm việc
B. Nữ giới chỉ được phép kinh doanh các sản phẩm mang tính nhỏ lẻ
C. Chỉ nam giới mới được phép kêu gọi nguồn vốn từ các nguồn khác nhau
D. Nam, nữ được bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh
Câu 11: Sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất ra sản phẩm hàng hoá/dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhằm mục đích
A. thu được lợi nhuận.
B. thu hút vốn đầu tư.
C. hỗ trợ xã hội.
D. tăng năng suất lao động.
Câu 12: Phẩm chất nào được thể hiện trong ý sau đây “Tôn trọng bảo đảm quyền lợi của nhân viên, tôn trọng khách hàng và đối thủ cạnh tranh”?
A. Tôn trọng con người
B. Giữ chữ tín
C. Trung thực
D. Có trách nhiệm
Câu 13: Hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất và phân chia sản phẩm cho các cá nhân tiêu dùng được gọi là gì?
A. Hoạt động sản xuất.
B. Hoạt động phân phối.
C. Hoạt động trao đổi.
D. Hoạt động tiêu dùng.
Câu 14: Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng là biểu hiện của bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Bình đẳng trong kinh doanh
B. Bình đẳng trong quan hệ thị trường
C. Bình đẳng trong tìm kiếm khách hàng
D. Bình đẳng trong quản lý kinh doanh
Câu 15: Sự bình đẳng giới được thể hiện như thế nào trong lĩnh vực lao động?
A. Nam giới được ưu tiên tuyển dụng vào các vị trí có triển vọng hơn là nữ
B. Nữ giới chỉ được tham gia vào thị trường lao động khi chưa lập gia đình
C. Cả nam và nữ đều được nhận mức lương như nhau tương đương về trình độ, kĩ năng
D. Nam giới phải làm trong điều kiện làm việc khắc nghiệt hơn nữ giới
Câu 16: ............................................
............................................
............................................