Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
Đề số 02
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Bảo vệ Tổ quốc là quyền và nghĩa vụ của ai?
A. Chỉ công dân nam từ 18 tuổi trở lên
B. Tất cả công dân Việt Nam
C. Chỉ những người tham gia lực lượng vũ trang
D. Chỉ công dân từ 18 đến 27 tuổi
Câu 2: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm?
A. Đưa tin chính xác về một vụ việc tiêu cực của cá nhân nào đó
B. Bịa đặt, xúc phạm danh dự của người khác trên mạng xã hội
C. Phê bình, góp ý cho một người về lỗi sai của họ
D. Nêu nhận xét cá nhân về một vấn đề xã hội
Câu 3: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Công an kiểm tra hành chính nhà dân theo quy định
B. Chủ nhà trọ vào phòng người thuê khi họ đi vắng mà không được phép
C. Kiểm tra nhà người khác khi có lệnh khám xét hợp pháp
D. Chủ nhà xây thêm phòng trong nhà mình
Câu 4: Việc nào sau đây vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Đọc lén tin nhắn của bạn bè mà không được phép
B. Cơ quan điều tra kiểm tra thư điện tử của tội phạm theo quy định pháp luật
C. Người cha kiểm tra tin nhắn của con chưa đủ 10 tuổi để bảo vệ an toàn cho con
D. Nhà mạng lưu trữ thông tin cuộc gọi của khách hàng theo quy định
Câu 5: ông dân thực hiện quyền tự do ngôn luận như thế nào là đúng pháp luật?
A. Phát biểu ý kiến cá nhân nhưng không xúc phạm danh dự người khác
B. Tự do đăng tải mọi thông tin mà không bị kiểm soát
C. Chỉ được phát biểu khi có sự đồng ý của cơ quan chức năng
D. Được phép bịa đặt thông tin để thu hút sự chú ý
Câu 6: Bảo vệ Tổ quốc không bao gồm việc làm nào dưới đây?
A. Bảo vệ trật tự an ninh xã hội
B. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
C. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội
D. Du lịch khám phá các nền văn hóa của các nước khác
Câu 7: Hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ Tổ quốc có thể gây nên hậu quả về mặt xã hội như thế nào?
A. Tạo điều kiện để tạo nên môi trường lành mạnh để mọi người cùng phát triển
B. Gây mất trật tự, an ninh xã hội, ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc
C. Tạo nên sức nguồn sức mạnh toàn dân, giúp đả phá được các âm mưu xâm lược của kẻ thù nội và ngoại quốc
D. Tạo nên được làn sóng yêu nước, dám đứng lên vì sự yên bình của quốc gia dân tộc
Câu 8: Hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ Tổ quốc có thể gây nên hậu quả về mặt xã hội như thế nào?
A. Tạo điều kiện để tạo nên môi trường lành mạnh để mọi người cùng phát triển
B. Gây mất trật tự, an ninh xã hội, ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc
C. Tạo nên sức nguồn sức mạnh toàn dân, giúp đả phá được các âm mưu xâm lược của kẻ thù nội và ngoại quốc
D. Tạo nên được làn sóng yêu nước, dám đứng lên vì sự yên bình của quốc gia dân tộc
Câu 9: Hành vi nào không vi phạm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Tự ý xông vào nhà của người khác
B. Xông vào nhà hàng xóm vì nghi ngờ đồ vật mất cắp của mình ở trong đó
C. Bắt đối tượng truy lã đang lẩn trốn tại đó
D. Công an xã tự ý khám xét nhà của người dân
Câu 10: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác được quy định tại điều nào, Hiến pháp năm nào?
A. Điều 19, Hiến pháp năm 2011
B. Điều 20, Hiến pháp năm 2011
C. Điều 21, Hiến pháp năm 2013
D. Điều 22, Hiến pháp năm 2013
Câu 11: Hành vi đuổi người khác ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ được cho là vi phạm về quyền gì?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
C. Quyền tự do ngôn luận
D. Quyền bình đẳng
Câu 12: Điền vào chỗ trống sau đây “Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân có nghĩa là không ai được ……hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại”?
A. Chiếm đoạt
B. Đánh cắp
C. Cướp giật
D. Cầm lấy
Câu 13: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện tín, điện thoại?
A. Kiểm tra lượng thư trước khi gửi
B. Trả lại thư vì không đúng tên người nhận
C. Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị
D. Bóc xem thư của người khác gửi nhầm tới
Câu 14: Xâm phạm và đọc trộm mail của người khác là?
A. Vi phạm pháp luật
B. Không vi phạm pháp luật
C. Là vợ chồng nên xem được
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 15: Quyền tự do báo chí của công dân được thể hiện như thế nào?
A. Cung cấp thông tin cho báo chí
B. Phản hồi thông tin trên báo chí
C. Tiếp cận thông tin báo chí
D. Tất cả đều đúng
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1. Cho các thông tin sau:
“Lan phát hiện bạn An đã sử dụng ảnh cá nhân của mình để ghép vào một bức ảnh chế phản cảm và đăng lên nhóm lớp trên mạng xã hội. Kèm theo đó là những lời bình luận xúc phạm, chế nhạo từ một số bạn khác trong lớp. Lan cảm thấy bị tổn thương nghiêm trọng và không dám đến trường. Sau khi chia sẻ với bố mẹ, Lan được động viên đến gặp giáo viên chủ nhiệm để trình bày sự việc. Nhà trường đã yêu cầu bạn An gỡ bỏ bài viết, xin lỗi công khai và chịu kỷ luật nghiêm khắc.”
a) Đăng ảnh ghép phản cảm và kèm lời lẽ xúc phạm người khác trên mạng là hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm và vi phạm pháp luật.
b) Lan không nên báo cáo sự việc vì điều đó sẽ làm lớn chuyện và gây thêm rắc rối.
c) Lan cần nhờ người lớn và cơ quan chức năng hỗ trợ để giải quyết và bảo vệ quyền lợi của mình.
d) Đăng ảnh chế và bình luận trên mạng chỉ là trò đùa, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự hay nhân phẩm của người bị hại.
Câu 2. Cho các thông tin sau:
“Chị Lan là quản lý nhân sự tại một công ty phần mềm. Do nghi ngờ một số nhân viên trong công ty tiết lộ thông tin bí mật cho đối thủ cạnh tranh, chị đã cho lắp đặt phần mềm theo dõi để ghi lại toàn bộ nội dung email công việc, tin nhắn và cuộc gọi điện thoại của nhân viên mà không thông báo. Trong quá trình theo dõi, chị Lan phát hiện anh Hoàng (nhân viên IT) thường xuyên trao đổi qua email cá nhân với một công ty khác về việc xin việc. Chị Lan đã in toàn bộ email cá nhân của anh Hoàng và báo cáo với giám đốc, dẫn đến việc anh Hoàng bị sa thải vì cho rằng không trung thành với công ty.”
a) Vì anh Hoàng có ý định nghỉ việc và tìm việc mới nên việc công ty thu thập bằng chứng từ email cá nhân của anh ấy là hợp lý và không vi phạm pháp luật.
b) Để bảo vệ bí mật kinh doanh, công ty có quyền theo dõi mọi phương tiện liên lạc của nhân viên trong giờ làm việc mà không cần thông báo.
c) Việc chị Lan bí mật theo dõi và thu thập nội dung trao đổi qua email cá nhân của nhân viên là vi phạm quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện tín của công dân.
d) Công ty chỉ có quyền kiểm soát các email sử dụng địa chỉ email công ty và phải thông báo rõ chính sách này cho nhân viên biết trước.
Câu 3. ............................................
............................................
............................................