Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2

Đề số 04

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Nghĩa vụ nào sau đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong bảo vệ Tổ quốc?

A. Luôn sẵn sàng nhập ngũ khi có lệnh tổng động viên

B. Chỉ tham gia bảo vệ Tổ quốc khi có chiến tranh

C. Chỉ có lực lượng quân đội mới phải bảo vệ Tổ quốc

D. Chỉ cần đóng góp tiền để xây dựng quân đội

Câu 2: Khi nào công dân có thể bị bắt theo quy định của pháp luật?

A. Khi bị nghi ngờ vi phạm pháp luật

B. Khi có lệnh bắt của cơ quan có thẩm quyền

C. Khi người dân yêu cầu công an bắt một ai đó

D. Khi bị hàng xóm tố giác về hành vi đáng ngờ

Câu 3: Nếu bạn chứng kiến một người bị hành hung trên đường phố, bạn nên làm gì để thể hiện quyền bảo vệ tính mạng và sức khỏe của người khác?

A. Quay video và đăng tải lên mạng xã hội để cảnh báo

B. Báo ngay cho cơ quan công an hoặc tìm cách hỗ trợ nạn nhân

C. Lờ đi vì không liên quan đến mình

D. Đứng xem để biết tình hình nhưng không can thiệp

Câu 4: Ai có quyền ra lệnh khám xét chỗ ở của công dân?

A. Cảnh sát khu vực

B. Bất kỳ ai khi nghi ngờ có hành vi vi phạm pháp luật

C. Người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

D. Hàng xóm nếu nghi ngờ có vi phạm pháp luật

Câu 5: Một cá nhân sử dụng mạng xã hội để lan truyền thông tin sai sự thật về dịch bệnh, gây hoang mang dư luận. Hành vi này có thể bị xử lý như thế nào?

A. Không bị xử lý vì đó là quyền tự do ngôn luận

B. Có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự

C. Chỉ bị nhắc nhở nếu không có hậu quả nghiêm trọng

D. Không có quy định xử lý hành vi này

Câu 6: Cùng với bảo vệ tổ quốc chúng ta phải làm gì? 

A. Xây dựng Tổ quốc 

B. Phá hoại tổ quốc 

C. Ngoại giao với các nước khác 

D. Trang bị vũ khí hiện đại 

Câu 7: Ý nào sau đây là đúng? 

A. Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ của các đồng chí, chiến sĩ công an 

B. Quyền và nghĩa cụ bảo vệ Tổ quốc của công dân chỉ được thực hiện khi đất nước xảy ra chiến tranh xâm lược 

C. Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc không gây ra các tổn hại gì nghiêm trọng 

D. Phản bội lại Tổ quốc và đất nước là tội nặng nhất 

Câu 8: Trên các trang Facebook xuất hiện các đoạn clip nói không đúng sự thật về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Kêu gọi mọi người chi sẻ bài viết 

B. Kêu gọi mọi người không chia sẻ bài viết vì đó là những tin phản động 

C. Coi như không biết gì cả 

D. Tham gia các hội nhóm phản động đó 

Câu 9: Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo quy định nào? 

A. Trình tự thủ tục do xã hội quy định

B. Quy trình của công an xã 

C. Quy trình của trưởng thôn, xóm

D. Trình tự thủ tục do luật quy định 

Câu 10: Người nào tự ý khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác có thể bị phạt theo hình thức nào?   

A. Phạt cảnh cáo 

B. Cải tạo không giam giữ 

C. Phạt tù

D. Cả 3 đáp án đều đúng 

Câu 11: Việc làm nào sau đây là đúng? 

A. Vào nhà của người khác khi được sự đồng ý của chủ nhà 

B. Thực hiện khám xét nhà của công dân khi có đủ các giấy tờ cần thiết và người làm chứng đầy đủ 

C. Báo cho các cơ quan địa phương khi thấy tình huống đột nhập trái phép vào nhà người khác 

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng 

Câu 12: Đọc trộm tin nhắn của bạn học cùng lớp vi phạm quyền nào dưới đây?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể 

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm 

C. Quyền bầu cử và ứng cử 

D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Câu 13: Khi phát hiện bạn cùng bàn đọc trộm cuốn nhận kí cá nhân của mình em sẽ làm gì? 

A. Quát lớn thật to cho cả lớp biết về hành động xấu của bạn

B. Nói nhỏ với bạn lần sau không nên làm như vậy vì việc làm đó xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân của người khác 

C. Nói với cô giáo để cô xử lí 

D. Không chơi với bạn nữa 

Câu 14: Thấy K đã ra ngoài nhưng chưa tắt máy tính, T là nhân viên cùng phòng thấy vậy đã tự ý vào trang cá nhân của K và đọc trộm các đoạn tin nhắn của K và mọi người. T dã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được bảo hộ về tài sản riêng 

B. Quyền được bảo hộ về nơi làm việc 

C. Quyền được bảo hộ về thông tin cá nhân 

D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín

Câu 15: Quyền tự do báo chí của công dân bao được thể hiện qua các việc làm nào sau đây? 

A. Sáng tạo sản phẩm báo chí

B. Cung cấp thông tin cho báo chí

C. Tiếp cận thông tin báo chí

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1. Cho các thông tin sau:

“Anh Minh là chủ một căn hộ tại chung cư X. Một tối, có 3 cán bộ công an phường đến căn hộ của anh Minh và yêu cầu được khám xét nhà vì nghi ngờ có người đang lưu trú bất hợp pháp. Lúc này là 23h đêm, anh Minh đang nghỉ ngơi cùng gia đình. Các cán bộ công an không xuất trình lệnh khám xét của cơ quan có thẩm quyền nhưng vẫn yêu cầu được vào khám xét. Anh Minh đã từ chối không cho vào khám xét với lý do không có lệnh khám xét hợp pháp và đề nghị quay lại vào sáng hôm sau.”

a) Các cán bộ công an có quyền cưỡng chế vào khám xét nhà dù không có lệnh, chỉ cần họ nghi ngờ có người lưu trú bất hợp pháp.

b) Anh Minh có quyền từ chối không cho các cán bộ công an vào khám xét nhà khi họ không xuất trình được lệnh khám xét hợp pháp.

c) Anh Minh đã vi phạm pháp luật khi từ chối cho cơ quan chức năng vào khám xét nhà, vì điều này thể hiện thái độ không hợp tác với cơ quan nhà nước.

d) Việc khám xét nhà vào ban đêm (23h) khi không có tình huống khẩn cấp và không có lệnh khám xét là trái với quy định của pháp luật về thời gian khám xét chỗ ở.

Câu 2. Cho các thông tin sau:

“Anh L là một nhà báo tự do, chuyên viết các bài báo về các vấn đề xã hội như giáo dục, y tế và môi trường. Một ngày, anh L nhận được thông tin về việc một số cơ sở y tế tư nhân có hành vi lừa đảo bệnh nhân và cung cấp dịch vụ kém chất lượng. Sau khi xác minh thông tin, anh L quyết định viết bài điều tra và đăng trên blog cá nhân của mình, chia sẻ với công chúng.

Ngay sau khi bài báo được đăng tải, cơ quan quản lý y tế đã yêu cầu anh L gỡ bỏ bài viết vì cho rằng bài báo chứa thông tin sai sự thật và có thể gây hoang mang cho cộng đồng. Anh L cảm thấy bức xúc vì cho rằng mình chỉ đang thực hiện quyền tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người dân. Anh quyết định tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của nhà báo trong việc đăng tải thông tin và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân.”

a) Anh L không có quyền đăng tải thông tin nếu không được sự đồng ý của cơ quan chức năng.

b) Nhà báo có thể đăng tải bất kỳ thông tin nào mà không cần kiểm chứng nếu đó là ý kiến cá nhân của họ.

c) Anh L có quyền tự do ngôn luận và quyền tiếp cận thông tin, đồng thời có nghĩa vụ cung cấp thông tin chính xác, không xâm phạm quyền lợi của tổ chức, cá nhân khác. 

d) Anh L có quyền đăng tải thông tin nếu đã xác minh đầy đủ và thông tin đó không vi phạm pháp luật về thông tin sai sự thật.

Câu 3. ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay