Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
Đề số 05
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Đâu là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân được Hiến pháp quy định?
A. Tham gia xây dựng đất nước
B. Bảo vệ Tổ quốc
C. Lao động sản xuất
D. Học tập
Câu 2: Quyền nào sau đây thuộc quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Quyền được sống
B. Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe
C. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm
D. Cả A, B và C
Câu 3: Trường hợp nào sau đây được phép khám xét chỗ ở của công dân?
A. Khi có lệnh khám xét của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
B. Khi có căn cứ cho rằng có tội phạm xảy ra tại đó
C. Khi chủ nhà đồng ý cho khám xét
D. Cả A, B và C
Câu 4: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
A. Nghe lén điện thoại của người khác
B. Đọc trộm thư tín của người khác
C. Tiết lộ nội dung thư tín, điện thoại, điện tín của người khác
D. Cả A, B và C
Câu 5: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của công dân được Hiến pháp quy định như thế nào?
A. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào
B. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật
C. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
D. Cả A, B và C
Câu 6: Có một số thanh niên phát tán các tài liệu nói xấu Đảng và Nhà nước à kích động người dân đi biểu tình. Hành vi đó là?
A. Phá hoại nhà nước
B. Bảo vệ nhà nước
C. Hành động yêu nước
D. Hành động khiêu khích chính quyền
Câu 7: Nhà có duy nhất một cậu con trai bà M muốn con được ở nhà đi học chứ không muốn con nhập ngũ, bà M đã đút lót một khoản tiền lớn để con không có tên trong danh sách gọi nhập ngũ đợt này. Theo em, hành động của bà M có đang thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ tổ quốc không?
A. Hành động của bà M đã thể hiện bà là một người mẹ hết mực yêu thương con và trung thành với tổ quốc
B. Việc làm của bà M thể hiện bà chưa làm tròn quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ tổ quốc
C. Cả đáp án A và B đều đúng
D. Cả đáp án A và B đều sai
Câu 8: Ý kiến nào dưới đây đúng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?
A. Chỉ nam giới mới có quyền tham gia nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc
B. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa thể thực hiện các việc làm bảo vệ Tổ quốc
C. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
D. Tham gia bảo vệ trật tự, an ninh trường học và nơi cư trú
Câu 9: Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người dân tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được sự đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép là nói đến quyền nào của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm
Câu 10: Khi thực hiện khám xét nhà của người khác phải thực hiện theo các nguyên tắc nào sau đây?
A. Khám xét nhà khi không có người từ đủ 18 tuổi ở nhà và không có cán bộ xã, người chứng kiến
B. Khám khi không có ai ở nhà
C. Khám xét nhà khi có đối tượng cần gặp có ở nhà, người từ đủ 18 tuổi trở lên, có cán bộ địa phương, người chứng kiến ở đó
D. Tất cả các đáp án đều đúng
Câu 11: Hành vi nào sau đây vi phạm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Anh A vào nhà anh B thắp hương theo như đã hẹn trước với anh B từ trước
B. Ông H thu dọn đồ đạc của em T ra khỏi phòng vì đã chậm tiền phòng trọ
C. Anh B xin phép chủ nhà được vào trong để thu dọn nốt đồ đạc của mình còn sót lại
D. Bảo vệ chung cư của một tòa nhà đã phá cửa kịp thời để xông vào cứu cháu bé đang bị kẹt trên lan can khi người lớn đi vắng
Câu 12: Hình thức nào sau đây không phải thư tín, điện tín?
A. Sổ tay ghi chép
B. Email
C. Bưu phẩm
D. Tin nhắn điện thoại
Câu 13: Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp?
A. Có ý kiến của lãnh đạo cơ quan
B. Có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
C. Có tin báo của nhân dân
D. Có nghi ngờ chứa thông tin không lành mạnh
Câu 14: Hôm nay mẹ T đi vắng nhưng tình cờ có một bức thư được giao đến cho mẹ, T tò mò muốn biết nội dung bên trong thư là gì nên đã lén mở ra đọc thử. Sau khi đọc xong T dán lại phong thư như ban đầu. Theo em, T có đang vi phạm về quyền được đảm bảo và bí mật thư tín, điện tín không?
A. Không vì hành động của T không làm hư hại gì đến bức thư của mẹ
B. Không vì hành động của T không có mục đích xấu
C. Có vì T đã tự ý mở xem thư của mẹ
D. Có vì T đã không nói cho mẹ việc mình đã xem thư của mẹ
Câu 15: Nhà nước không nghiêm cấm những hành vi nào sau đây liên quan đến quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Tung tin sai sự thật làm tổn hại đến lợi ích của quốc gia
B. Tuyên truyền đến mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường
C. Tuyên truyền lệch lạc chính sách của Đảng và Nhà nước
D. Nói sai sự thật nhằm bôi nhọ đến nhân phẩm của người khác
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1. Cho các thông tin sau:
“Anh D là một công dân sinh sống tại một thành phố lớn. Anh là một người rất quan tâm đến các vấn đề xã hội và chính trị, đặc biệt là các sự kiện liên quan đến môi trường và phát triển bền vững. Anh thường xuyên đọc các bài báo và theo dõi các kênh truyền thông để cập nhật thông tin. Một ngày, trong khi tham gia một buổi thảo luận công cộng về vấn đề bảo vệ môi trường, anh D phát biểu ý kiến mạnh mẽ về chính sách bảo vệ môi trường của chính phủ, nêu lên những điểm chưa hợp lý và đề xuất các giải pháp cải tiến.
Sau buổi thảo luận, anh D nhận được sự chú ý từ một số cơ quan báo chí và được phỏng vấn về ý kiến của mình. Tuy nhiên, một số bài viết sau đó lại bị cắt xén thông tin, dẫn đến việc anh bị hiểu nhầm là chống đối chính sách. Anh D cảm thấy quyền tự do ngôn luận của mình bị xâm phạm và quyết định tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc sử dụng quyền tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin một cách đúng đắn.”
a) Anh D có quyền phát biểu ý kiến của mình về các vấn đề xã hội và chính trị, đó là quyền tự do ngôn luận được pháp luật bảo vệ.
b) Anh D không có quyền yêu cầu báo chí đăng tải đầy đủ thông tin của mình vì báo chí có quyền tự do lựa chọn nội dung.
c) Anh D có quyền tiếp cận thông tin và chia sẻ ý kiến của mình thông qua các kênh báo chí, miễn là không vi phạm các quy định pháp luật về thông tin sai sự thật.
d) Việc anh D phát biểu ý kiến về chính sách môi trường là vi phạm pháp luật nếu nó không đồng tình với chính quyền.
Câu 2. Cho các thông tin sau:
“Chị Hoa sở hữu một căn nhà ở quận Tân Phú, TPHCM. Một buổi chiều, có một nhóm 4 người tự xưng là nhân viên điện lực đến nhà chị, nói rằng cần kiểm tra hệ thống điện trong nhà vì nghi ngờ có dấu hiệu trộm cắp điện trong khu vực. Tuy nhiên, họ không mang theo giấy giới thiệu của công ty điện lực và không thông báo trước. Khi chị Hoa yêu cầu xuất trình giấy tờ, họ tỏ ra khó chịu và đe dọa sẽ cắt điện nhà chị nếu không cho vào kiểm tra. Chị Hoa đã gọi điện báo công an phường và từ chối cho nhóm người này vào nhà.”
a) Chị Hoa có quyền từ chối cho nhóm người tự xưng là nhân viên điện lực vào nhà khi họ không xuất trình được giấy tờ chứng minh thân phận và không có thông báo kiểm tra trước.
b) Việc chị Hoa gọi báo công an khi bị đe dọa là hành động đúng đắn để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của mình.
c) Nhóm nhân viên điện lực có quyền tự ý vào nhà dân để kiểm tra hệ thống điện mà không cần thông báo trước hay xuất trình giấy tờ.
d) Chị Hoa sẽ bị phạt hành chính vì không hợp tác với nhân viên điện lực trong việc kiểm tra hệ thống điện, dù họ không có giấy tờ chứng minh.
Câu 3. ............................................
............................................
............................................