Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2

Đề số 04

Câu 1: Bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện như thế nào trong lĩnh vực văn hóa?

A. Nhà nước bắt buộc mọi dân tộc phải theo văn hóa của dân tộc đa số.

B. Các dân tộc có quyền giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa riêng của mình.

C. Chỉ các dân tộc có dân số đông mới có quyền phát triển văn hóa riêng.

D. Các dân tộc thiểu số phải hạn chế sử dụng ngôn ngữ dân tộc mình.

Câu 2: Một số học sinh dân tộc thiểu số trong trường em cảm thấy khó khăn trong việc học tập do rào cản ngôn ngữ. Em sẽ làm gì để giúp các bạn thực hiện quyền bình đẳng trong giáo dục?

A. Đề xuất với nhà trường mở lớp dạy tiếng phổ thông miễn phí.

B. Khuyên các bạn nên học tập theo phương pháp của người Kinh.

C. Yêu cầu giáo viên giảm nội dung học tập cho học sinh dân tộc.

D. Đề nghị trường chỉ tuyển học sinh có khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng phổ thông.

Câu 3: Công dân có thể thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội thông qua:

A. Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với cơ quan nhà nước.

B. Thành lập các tổ chức đối lập để giám sát chính quyền.

C. Không thực hiện quyền lợi chính trị mà chỉ tham gia hoạt động kinh tế.

D. Không cần tham gia nếu không có chức vụ trong bộ máy nhà nước.

Câu 4: Công dân đủ điều kiện nào sau đây mới được ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân?

A. Đủ 18 tuổi, có quyền bầu cử.

B. Đủ 21 tuổi, có đủ năng lực hành vi dân sự và không bị pháp luật cấm.

C. Là người có trình độ cao đẳng trở lên.

D. Chỉ những người đang làm việc trong cơ quan nhà nước mới có thể ứng cử.

Câu 5: Nếu em nhận thấy có hành vi gian lận trong bầu cử tại địa phương, em sẽ làm gì?

A. Báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý.

B. Không quan tâm vì mình không có quyền can thiệp.

C. Tự ý hủy kết quả bầu cử để đảm bảo công bằng.

D. Đăng tải lên mạng xã hội để tạo sức ép dư luận.

Câu 6: Sự bình đẳng về văn hóa, giáo dục gữa các dân tộc được biểu hiện như thế nào?

A. Được tạo mọi điều kiện để giữ gìn được các nét văn hóa đặc trưng của mỗi vùng miền 

B. Được phép giữ tiếng nói, chữ viết của mình 

C. Được tạo điều kiện tiếp cận, hưởng thụ các giá trị văn hóa, giáo dục

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng 

Câu 7: Em đồng tình với ý kiến nào sau đây?

A. Các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có thể có đại biểu của mình trog hẹ thống các cơ quan nhà nước 

B. Các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều phải sử dụng chung một thứ tiếng nói phổ thông 

C. Việc thực hiện một số chính sách ưu tiên đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số sẽ làm cho họ không cố gắng, vươn lên trong học tập 

D. Việc kì thị phân biệt về các thành phần dân tộc sẽ làm cho đất nước ngày một phát triển đi lên 

Câu 8: Ở nước ta bao giờ cũng có người dân tộc thiểu sô đại diện cho quyền lợi của các dân tộc ít người tham gia làm đại biểu Quốc hội. Điều này thể hiện điều gì?

A. Bình đẳng giữa các vùng miền 

B. Bình đẳng giữa nhân dân miền núi và miền xuôi

C. Bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị 

D. Bình đẳng giữa các thành phần dân cư 

Câu 9: Việc truyền bá, thực hành giáo lí, giáo luật, lễ nghi, quản lí tổ chứ tôn giáo được gọi là? 

A. Hoạt động tôn giáo 

B. Hoạt động tín ngưỡng 

C. Hoạt động mê tín dị đoan

D. Hoạt động sùng bái 

Câu 10: Nhận định nào sau đây là sai

A. Người theo tôn giáo sẽ không được phép đi đến, tham gia vào các sự kiện được tổ chức bởi người không theo tôn giáo 

B. Ngoài việc thực hiện tốt các nội quy của giáo hội, người theo tôn giáo còn thực hiện được rất nhiều các hoạt động thiện nguyện đáng khích lệ 

C. Người theo tôn giáo được hưởng các quyền lợi và có các trách nhiệm với Nhà nước và xã hội như những người không theo tôn giáo 

D. Được quyền lên tiếng để đòi lại các lợi ích thuộc về mình 

Câu 11: Bà A là người theo giáo hội Phật giáo, bà A thường có các lời lẽ không tốt đẹp để nói về các hoạt động truyền giáo của các giáo phái khác. Theo em, việc làm của bà A đã thể hiện tốt về quyền bình đẳng của các tôn giáo hay chưa? 

A. Bà A đã thực hiện tốt về các quyền thuộc tôn giáo mà bà A đang theo 

B. Bà A chưa thể hiện tốt quyền bình đẳng giữa các tôn giáo do còn có các hành động, lời lẽ chưa phù hợp, miệt thị tôn giáo khác 

C. Hành động của bà A thể hiện bà A là một người rất nhân văn trong các thể hiện tôn giáo mà mình đang theo 

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng 

Câu 12: Công dân có các quyền nào trong việc tham gia quản lí nhà nước và xã hội? 

A. Quyền bình đẳng 

B. Quyền bầu cử 

C. Quyền ứng cử đại biểu Quốc hội 

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng 

Câu 13: Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội? 

A. Để không ai bị đối xử phân biệt trong xã hội 

B. Để công dân bảo vệ lợi ích của riêng cá nhân mình 

C. Để công dân toàn quyền quyết định công việc của Nhà nước và xã hội 

D. Để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội 

Câu 14: Từ độ tuổi nào công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân?

A. Từ đủ 17 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân 

B. Từ 18 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân 

C. Từ đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân 

D. Từ đủ 20 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân 

Câu 15: Hành vi nào sau đây là không đúng? 

A. Tuân thủ các quy tắc kiểm phiếu tại Hội đồng bầu cử

B. Tham gia bầu cử Quốc hội khi đủ tuổi 

C. Dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc để mang lại lợi ích cho một cá nhân trong kì bầu cử Quốc hội

D. Tự tay mình viết phiếu để đem đi bầu cử 

Câu 16:............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay