Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều

TRẮC NGHIỆM KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 01:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Khẳng định sau đây là nội dung của khái niệm nào?

Những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác là…

A. Di sản văn hóa.

B. Truyền thống gia đình.

C. Thành tựu văn minh.

D. Nghề thủ công truyền thống

Câu 2: Ý kiến nào dưới đây sai khi bàn về vấn đề di sản văn hóa?

A. Chỉ những thắng cảnh được UNESCO công nhận mới gọi là di sản văn hóa.

B. Chỉ các cơ quan nhà nước mới có trách nhiệm bảo vệ các di sản văn hóa.

C. Chúng ta chỉ cần bảo vệ những di tích – lịch sử được nhà nước xếp hạng.

D. Bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựn nền văn hóa Việt Nam tiên tiến.

Câu 3: Nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ di sản văn hóa không bao gồm điều nào sau đây:

A. Tôn trọng di sản văn hóa của dân tộc khác

B. Tham gia bảo vệ di sản văn hóa

C. Phát hiện và thông báo kịp thời về di sản văn hóa

D. Tự ý khai quật di chỉ khảo cổ

Câu 4: Hành vi nào sau đây tuân thủ quyền và nghĩa vụ của công dân về việc bảo vệ di sản văn hoá?

A. Tự ý sửa chữa, cải tạo di tích lịch sử

B. Buôn bán cổ vật trái phép

C. Tham gia hướng dẫn du khách tham quan di tích

D. Vẽ lên tường của đền chùa cổ

Câu 5: Nghĩa vụ nào sau đây là của công dân trong việc bảo vệ di sản văn hóa?

A. Đóng thuế bảo vệ di sản

B. Tôn trọng và thực hiện các quy định về bảo vệ di sản văn hóa

C. Bắt buộc phải tham gia các hoạt động bảo tồn

D. Đóng góp tài chính cho việc trùng tu di tích

Câu 6: Khẳng định nào sau đây đúng với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Công dân có quyền khai thác và sử dụng mọi tài nguyên thiên nhiên.

B. Công dân bị phạt hành chính với hành vi vứt rác không đúng nơi quy định.

C. Công dân được sử dụng tất cả các loại hoá chất trong sản xuất nông nghiệp.

D. Công dân không cần tái sử dụng chất thải từ hoạt động xây dựng.

Câu 7: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường của công dân?

A. Xả rác bừa bãi

B. Trồng cây xanh

C. Tiết kiệm năng lượng

D. Sử dụng túi ni lông tái chế 

Câu 8: Hành vi nào sau đây thể hiện nghĩa vụ tích cực tham gia bảo vệ môi trường của công dân?

A. Tham gia trồng cây xanh

B. Đóng thuế bảo vệ môi trường

C. Mua sắm đồ dùng thân thiện môi trường

D. Sử dụng nước tiết kiệm

Câu 9: Quyền nào sau đây không phải là quyền của công dân trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?

A. Được khai thác tài nguyên theo quy định

B. Được tham gia quản lý tài nguyên

C. Được hưởng lợi từ tài nguyên

D. Được độc quyền sử dụng tài nguyên

Câu 10: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Tham gia chiến dịch làm sạch bãi biển

B. Săn bắt động vật hoang dã

C. Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt

D. Sử dụng phương tiện giao thông công cộng

Câu 11: Đâu là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế?

A. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác

B. Nguyên tắc không phân biệt đối xử

C. Nguyên tắc tối huệ quốc

D. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng

Câu 12: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về pháp luật quốc tế?

A. Pháp luật quốc tế do các quốc gia thỏa thuận xây dựng nên.

B. Pháp luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác trong tất cả các lĩnh vực của đời sống quốc tế.

C. Pháp luật quốc tế hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện giữa các quốc gia.

D. Pháp luật quốc tế không điều chỉnh các mối quan hệ có tính chất liên chính phủ

Câu 13: Nguyên tắc nào được đề cập đến trong thông tin sau: “Các quốc gia được bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong quan hệ quốc tế”.

A. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác

B. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia

C. Nguyên tắc dân tộc tự quyết

D. Nguyên tắc hoà bình, giải quyết tranh chấp quốc tế

Câu 14: Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia có mối quan hệ như thế nào?

A. Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển

B. Pháp luật quốc tế luôn được ưu tiên áp dụng hơn pháp luật quốc gia

C. Pháp luật quốc gia hoàn toàn độc lập và không chịu ảnh hưởng của pháp luật quốc tế

D. Pháp luật quốc tế chỉ có tác dụng trong các quan hệ ngoại giao, không ảnh hưởng đến pháp luật quốc gia

Câu 15: Pháp luật quốc tế được xây dựng trên cơ sở nào?

A. Áp đặt của cường quốc

B. Quyết định của Liên Hợp Quốc

C. Tự nguyện và bình đẳng

D. Lợi ích của các nước lớn

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Đọc thông tin dưới đây:

Các di sản văn hoá đã được đặt dưới sự bảo hộ của Luật Di sản văn hoá và các công ước của UNESCO mà Việt Nam đã tham gia. Trong số gần 4 triệu hiện vật đang lưu giữ trong các bảo tàng công lập, bảo tàng ngoài công lập và các bộ , tập tư nhân có 238 hiện vật và nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Từ năm 2015 – 2022, đã có 131 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và 1 507 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.

Luật Di sản văn hoá cho phép tư nhân/chủ sở hữu sưu tập hiện vật xây dựng bảo tàng ngoài công lập, tư nhân hiến tặng cổ vật cho các bảo tàng công lập.

Nhà nước đã đầu tư những khoản ngân sách khá lớn cho mục tiêu bảo tồn di sản văn hoá. Ngoài ra, phải kể tới hàng nghìn tỉ đồng được huy động từ sự tự nguyện đóng góp của cộng đồng cư dân các địa phương cũng như vốn hỗ trợ từ UNESCO.

(Theo baochinhphu.vn)

a. Quyền của công dân về bảo vệ di sản văn hoá thể hiện ở việc 238 hiện vật và nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.

b. Việc phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và danh hiệu Nghệ nhân ưu tú thuộc về lĩnh vực về bảo vệ di sản văn hoá.

c. Pháp luật cho phép tư nhân sưu tập hiện vật xây dựng bảo tàng ngoài công lập là để tạo cơ hội cho người dân được tiếp cận và hưởng thụ các giá trị di sản văn hoá.

d. Pháp luật quy định cộng đồng cư dân các địa phương có nghĩa vụ tự nguyện đóng góp hàng nghìn tỉ đồng cho mục tiêu bảo tồn di sản văn hoá.

Câu 2: Đọc tình huống sau đây:

Nước Anước B đã ký kết một hiệp định thương mại tự do, trong đó quy định các công ty từ nước A và nước B có quyền đầu tư và kinh doanh trên lãnh thổ của nhau mà không gặp rào cản hay sự phân biệt đối xử so với doanh nghiệp nội địa. Sau khi hiệp định có hiệu lực, một số công ty lớn của nước A đã mở rộng hoạt động tại nước B và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong một số lĩnh vực, gây áp lực cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp địa phương.

Trước tình hình khó khăn của các doanh nghiệp trong nước, một số quan chức của nước B đề xuất đưa ra các biện pháp kiểm soát nhằm hạn chế sự cạnh tranh từ các công ty nước A. Tuy nhiên, cuối cùng nước B vẫn tiếp tục thực hiện đầy đủ các cam kết trong hiệp định, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư nước A theo nguyên tắc đã ký, mặc dù nền kinh tế nước B bị ảnh hưởng trong ngắn hạn.

a. Nước B có nghĩa vụ thực hiện đúng cam kết trong hiệp định theo nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế.

b. Việc các công ty nước A vượt trội về cạnh tranh là hợp pháp nếu tuân thủ các điều khoản của hiệp định.

c. Nước B có quyền đơn phương thay đổi hiệp định nếu doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn.

d. Nước B có thể hạn chế các công ty nước A để bảo vệ doanh nghiệp trong nước mà không cần thông báo cho nước A.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay