Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều

BÀI 7: QUẢN LÍ THU, CHI TRONG GIA ĐÌNH

 (17 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)

Câu 1: Quá trình xác định, theo dõi và tối ưu hóa các nguồn thu nhập để đảm bảo tài chính gia đình được gọi là:

A. quản lí chi tiêu trong gia đình.

B. quản lí hoạt động kinh tế.

C. quản lí thu nhập trong gia đình.

D. quản lí hoạt động tiêu dùng.

Câu 2: Đâu là thói quen chi tiêu hợp lí trong gia đình?

A. Chi tiêu không có kế hoạch.

B. Chi tiêu quá mức, lãng phí.

C. Có mục tiêu tài chính rõ ràng.

D. Không theo dõi, điều chỉnh cách chi tiêu.

Câu 3: Sự cần thiết phải tiết kiệm và đầu tư khi quản lí thu chi trong gia đình thể hiện ở việc:

A. dự phòng cho tương lai.

B. tăng quỹ tiền mặt cho hoạt động mua sắm.

C. quản lí và phân bổ thu nhập gia đình.

D. tối ưu hóa sử dụng thu nhập của gia đình.

Câu 4: Việc quản lí thu, chi trong gia đình nhằm

A. Nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội.

B. Kiểm soát được các nguồn thu trong gia đình.

C. Nâng cao kiến thức.

D. Giúp rèn luyện tính tự giác.

Câu 5: : Thói quen chi tiêu hợp lí trong gia đình là

A. chi tiêu có kế hoạch, phù hợp với tình hình tài chính của gia đình.

B. chi tiêu quá mức so với khả năng tài chính của gia đình.

C. mua sắm theo cảm xúc, lãng phí tiền bạc cho những khoản chi không cần thiết.

D. chi tiêu không có kế hoạch, không có mục tiêu tài chính rõ ràng.

Câu 6: Có mấy bước để lập kế hoạch quản lí thu, chi trong mỗi gia đình?

A. Hai bước.

B. Ba bước.

C. Bốn bước.

D. Năm bước.

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về nguyên tắc quản lí chi tiêu trong gia đình?

A. Xác định rõ mục tiêu tài chính trên cơ sở thu nhập của gia đình.

B. Phân bổ tài chính cho các khoản chi tiêu, đặt giới hạn chi tiêu.

C. Tạo lập quỹ dự phòng, tiết kiệm thường xuyên.

D. Khi ngân sách thay đổi vẫn giữ nguyên kế hoạch chi tiêu như cũ.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phản ánh sự cần thiết phải quản lí thu, chi trong gia đình?

A. Tăng chất lượng cuộc sống của gia đình.

B. Kiểm soát được nguồn thu, chi trong gia đình.

C. Tăng số tiền mặt cho hoạt động mua sắm hằng ngày.

D. Dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp và tương lai.

Câu 3: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về quản lí thu, chi trong gia đình?

A. Lập kế hoạch chi tiêu hằng tháng.

B. Ghi chép khoản thu hằng tháng.

C. Phân loại các khoản chi thiết yếu và không thiết yếu.

D. Phân bố các khoản thu và chi vào các mục đích cụ thể.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không là thời hạn xác định mục tiêu tài chính của gia đình?

A. Mục tiêu tài chính vô hạn.

B. Mục tiêu tài chính ngắn hạn.

C. Mục tiêu tài chính trung hạn.

D. Mục tiêu tài chính dài hạn.

3. VẬN DỤNG (6 CÂU)

Câu 1: Thế nào là thu nhập thụ động?

A. Là các khoản thu nhập nhận được mà không cần pahỉ sử dụng sức lao động của mình.

B. Là các khoản thu nhập nhận được từ hao phí sức lao động của cha mẹ.

C. Là các khoản thu nhập nhận được từ hao phí sức lao động để tạo ra giá trị lao động.

D. Là các khoản thu nhập được Nhà nước hỗ trợ.

Câu 2: Đâu không phải là chi thiết yếu trong gia đình?

A. Nhà ở.

B. Ăn uống.

C. Giáo dục.

D. Đầu tư.

Câu 3: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền?

A. Của thiên trả địa.

B. Thắt lưng buộc bụng.

C. Của chợ trả chợ.

D. Còn người thì còn của. 

Câu 4: Câu tục ngữ nào sau đây khuyên con người phải quản lí tiền hiệu quả?

A. Hay đi chợ để nợ cho con.

B. Tốt vay dày nợ.

C. Ăn phải dành, có phải kiệm.

D. Của đi thay người.

Câu 5: : Mục tiêu ngắn hạn là

A. những mục tiêu cần một khoảng thời gian từ 1 – 2 năm.

B. những mục tiêu có thể đạt được trong khoảng thời gian 3 tháng đến 6 tháng.

C. những mục tiêu có thể đạt được trong khoảng thời gian 6 tháng đến 1 năm.

D. những mục tiêu cần một khoảng thời gian từ 2 – 5 năm.

4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1:  Mẹ cho em 150.000 đồng để tổ chức sinh nhật cùng ba người bạn thân. Em nên lựa chọn phương án nào dưới đây chứng tỏ biết sử dụng số tiền đó hiệu quả để có buổi sinh nhật thật vui vẻ và tiết kiệm?

A. Nói các bạn góp tiền thêm để tổ chức sinh nhật cho mình. 

B. Không tổ chức sinh nhật nữa, lấy tiền đó chơi điện tử. 

C. Không lấy tiền nữa vì mẹ cho ít quá. 

D. Rủ các bạn mua đồ về làm bánh, nước ép trái cây.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Câu 1: Đọc thông tin dưới đây:

Vợ chồng anh P và chị Q đang tìm mua căn nhà đầu tiên của mình. Mặc dù hai người đều có công việc tốt, có khả năng mua căn nhà như mong muốn nhưng họ vẫn muốn đảm bảo việc có thể duy trì các khoản thanh toán thế chấp trong tương lai và lối sống hiện tại. Anh P và chị Q cần thực hiện những việc làm nào để quản lí thu, chi trong gia đình?

a. Xác định mục tiêu tài chính.

b. Ưu tiên chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu.

c. Chi tiêu dựa trên số tiền có sẵn.

d. Chi tiêu cho sở thích của hai vợ chồng.

a. Đúng

b. Đúng

c. Sai

d. Sai

=> Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay