Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều

BÀI 13: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN 

VỀ BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA

(16 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Hoạt động của các chủ thể thực hiện các biện pháp tích cực để giữ gìn giá trị di sản văn hóa trong cộng đồng và lưu truyền nó theo thời gian là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Sử dụng di sản văn hóa.

B. Bảo vệ di sản văn hóa.

C. Tái tạo di sản văn hóa.

D. Chuyển giao di sản văn hóa.

Câu 2: Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền bảo vệ di sản văn hóa trong trường hợp nào dưới đây?

A. Nghiên cứu các di sản văn hóa của đất nước.

B. Tạo điều kiện làm sai lệch các di sản văn hóa.

C. Che giấu địa điểm phát hiện bảo vật quốc gia.

D. Xử lí các hành vi vi phạm về bảo vệ giá trị văn hóa.

Câu 3: Công dân có quyền 

A. giao nộp di cật, cổ vật quốc gia do mình tìm được.

B. đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hóa.

C. tiếp cận, hưởng thụ các di sản văn hóa vật chất và tinh thân của dân tộc.

D. tôn trọng, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa.

Câu 4: Để bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa, mỗi công dân học sinh cần làm gì?

A. Tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện.

B. Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa bằng những hành vi, việc làm thiết thực.

C. Đấu tranh, phê phán với những hành vi về bảo vệ di sản văn hóa.

D. Không tham gia các hoạt động bảo vệ di sản văn hóa do trường tổ chức.

Câu 5: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ di sản văn hóa gây ra tác hại

A. về kinh tế, văn hóa của đất nước.

B. về tư tưởng văn hóa công dân của đất nước.

C. về phát triển kinh tế của đất nước.

D. về vật chất và tinh thần cho di sản văn hóa của đất nước.

Câu 6: Di sản văn hóa bao gồm

A. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

B. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa vật chất.

C. di sản văn hóa tinh thần và di sản văn hóa phi vật thể.

D. di sản văn hóa hỗn hợp và di sản thiên nhiên.

Câu 7: Pháp luật Việt Nam có những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa, thể hiện ở

A. Luật Di sản văn hóa năm 2001.

B. Luật An ninh mạng năm 2018.

C. Luật Tố tụng hành chính năm 2015.

D. Luật Doanh nghiệp năm 2020.

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa?

A. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa của dân tộc.

B. Tố cáo các hành vi xâm hại di sản văn hóa của dân tộc.

C. Giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được.

D. Tiếp cận, hưởng thụ các di sản văn hóa của dân tộc.

Câu 2: Theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, cá nhân, công dân không có quyền nào dưới đây?

A. Ngăn chặn những hành vi phá hoại di sản văn hóa.

B. Định đoạt việc sử dụng và khai thác di sản văn hóa.

C. Tham gia nghiên cứu giá trị của các di sản văn hóa.

D. Sử hữu hợp pháp giá trị mà di sản văn hóa mang lại.

Câu 3: Đâu không phải là quyền của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa?

A. Hưởng thụ và tiếp cận các giá trị di sản văn hóa.

B. Được tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa.

C. Được khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong bảo vệ di sản văn hóa.

D. Chưa được thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo quy định của pháp luật.

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Đọc thông tin sau và chọn đúng hoặc sai vào mỗi đáp án a, b, c, d.

   Năm 2021, Chùa Đậu – di tích lịch sử được mệnh danh là “Danh lam đệ nhất trời Nam” bỗng nhiên bị làm mới. Công trình hàng nghìn năm tuổi với nhiều hạng mục được xây thêm, làm mới khiến nhiều người chua xót: Chùa Đậu giờ chỉ còn 1 năm tuổi, nhưng có người lại cho rằng, chỉ vài năm nữa, rêu xanh sẽ mọc lên và các hạng mục được xây mới, sửa chữa sẽ lại nhuốm màu cổ kính như xưa. Câu chuyện của Chùa Đậu được làm mới vốn không mới, nhưng lại xảy ra thường xuyên tại hầu hết các địa phương trong cả nước.

(Theo baovannghe.com.vn)

a. Với việc làm mới, Chùa Đậu chỉ mất đi vẻ cổ kính, nhưng thực tế vẫn giữ được lịch sử hàng nghìn năm.

b. Công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hóa bằng cách tranh cãi về việc nên/không nên làm mới các di tích lịch sử.

c. Nhiều hạng mục được xây thêm và làm mới khiến Chùa Đậu mất đi vẻ cổ kính là dấu hiệu công dân lạm dụng quyền bảo vệ di sản văn hóa.

d. Xử lí hành vi làm mới ở di tích lịch sử Chùa Đậu sẽ ngăn chặn được hiên tượng này ở hầu hết các địa phương khác.

Trả lời:

a. S

b. S

c. Đ

d. Đ

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

=> Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay