Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều

BÀI 2: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

 (26 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Hội nhập kinh tế là

A. tạo cơ hội để mỗi quốc gia mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại.

B. mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn.

C. phát triển xuất khẩu, du lịch,… tạo môi trường hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác toàn diện trong khu vực.

D. quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.

Câu 2: Yếu tố nào sau đây là động lực quan trọng thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Sự tăng lên của mức sống trung bình của người dân.

B. Sự mong muốn hội nhập của các quốc gia đang phát triển.

C. Sự phát triển của xã hội ở các quốc gia

D. Sự phát triển của kinh tế thị trường

Câu 3: Nhận định nào sau đây phản ánh đúng bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Sự gắn kết nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế các quốc gia khác trong khu vực và toàn cầu.

B. Sự gắn kết hoạt động thương mại của một quốc gia với các quốc gia khác trong khu vực và toàn cầu.

C. Mở rộng quan hệ đầu tư từ quốc gia này sang quốc gia khác trong nền kinh tế thế giới.

D. Mở rộng hoạt động di chuyển lao động đáp ứng yêu cầu của phân công lao động quốc tế.

Câu 4: Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế đến nền kinh tế của mỗi quốc gia là:

A. tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài.

B. làm gia tăng mức độ cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế.

C. làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường quốc tế.

D. làm nảy sinh một số vấn đề về an ninh trật tự và an toàn xã hội.

Câu 5: Thế nào là hợp tác song phương?

A. Là sự liên kết đa quốc gia trong cùng khu vực.

B. Là sự liên kết, hợp tác giữa hai quốc gia.

C. Là sự liên kết và hợp tác giữa năm quốc gia.

D. Là sự hợp tác giữa ba quốc gia.

Câu 6: Hội nhập khu vực là:

A. sự gắn kết giữa các quốc gia thông qua với nhau thông qua việc tổ chức toàn cầu.

B. quá trình liên kết hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới.

C. quá trình liên kết hợp tác giữa các quốc gia trong một khu vực trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội.

D. sự liên kết hợp tác giữa năm quốc gia trong khu vực có chung lợi ích phát triển.

Câu 7: Tính đến năm 2020, WTO có bao nhiêu quốc gia thành viên?

A. 163

B. 164

C. 165

D. 166

Câu 8: Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO vào năm nào?

A. Năm 2005.

B. Năm 2006.

C. Năm 2007.

D. Năm 2008.

Câu 9: Ngày 25/12/2008, Việt Nam đã kí hiệp định song phương với quốc gia nào?

A. Trung Quốc

B. Triều Tiên

C. Nhật Bản

D. Ấn Độ

Câu 10: Năm 2022 là năm thứ mấy Việt Nam liên tiếp có cán cân thương mại đạt mức thặng dư?

A. Năm thứ 5.

B. Năm thứ 6.

C. Năm thứ 7.

D. Năm thứ 8.

2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)

Câu 1. Mệnh đề nào dưới đây không phản ánh đúng bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Sự mở rộng thị trường từ phạm vi nội địa ra phạm vi quốc tế.

B. Sự gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.

C. Sự chia sẻ lợi ích giữa các quốc gia trong nền kinh tế thế giới.

D. Sự chia sẻ lợi ích trên cơ sở các quốc gia hỗ trợ nhau.

Câu 2: Đâu là yếu tố tác động khiến hội nhập quốc tế trở nên khách quan và cần thiết?

A. Toàn cầu hóa về văn hóa.

B. Toàn cầu hóa về chính trị.

C. Toàn cầu hóa về kinh tế.

D. Toàn cầu hóa về xã hội.

Câu 3: Đâu không phải là hoạt động kinh tế đối ngoại?

A. Thị trường chung.

B. Đầu tư quốc tế.

C. Các dịch vụ thu ngoại lệ.

D. Thương mại quốc tế.

Câu 4. Đâu không phải cấp độ của hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Hội nhập kinh tế song phương.

B. Hội nhập kinh tế tự động.

C. Hội nhập kinh tế khu vực.

D. Hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Câu 5: Đâu là phát biểu đúng về Hiệp định thương mại tự do?

A. Là phương thức thấp nhất của hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng có lịch sử hình thành lâu đời nhất.

B. Là hình thức các bên tham gia hình thành thị trường chung đồng thời xây dựng chính sách kinh tế chung, thực hiện những mục tiêu chung cho toàn liên minh.

C. Là hình thức xóa bỏ thuế quan và những hàng rào phi thuế quan đối với những hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ buôn bán của các nước thành viên, đồng thời thiết lập và áp dụng một biểu thuế quan chung của các nước thành viên với các nước khác.

D. Là thỏa thuận giữa các bên tham gia nhằm xóa bỏ hầu hết hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhưng vẫn duy trì phí thuế quan riêng của mỗi bên đối với các nước ngoài hiệp định.

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Câu 1: Công ty chế biến thuỷ sản M bị Hoa Kỳ cáo buộc bán phá giá cá tra. Điều này gây ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp trong nước bởi vì Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.

a. Công ty chế biến thủy sản M bị Hoa Kỳ cáo buộc bán phá giá cá ba sa.

b. Cáo buộc bán phá giá của Hoa Kỳ đối với công ty chế biến thủy sản M chỉ ảnh hưởng đến công ty M mà không ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác trong nước.

c. Việc bị cáo buộc bán phá giá có thể dẫn đến các biện pháp trừng phạt thương mại từ phía Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến xuất khẩu cá tra của Việt Nam.

d. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

=> Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay