Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều

TRẮC NGHIỆM KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 02:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Pháp luật nước có những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa, quy định tại:

A. Luật Di sản văn hóa năm 2001.

B. Luật An ninh mạng năm 2018.

C. Luật Tố tụng hành chính năm 2015.

D. Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Câu 2: Di sản văn hóa phi vật thể không gồm yếu tố nào sau đây:

A. Tiếng nói, chữ viết

B. Ngữ văn dân gian

C. Nghề thủ công truyền thống

D. Các công trình kiến trúc

Câu 3: Hành vi nào dưới đây tuân thủ quy định về bảo vệ di sản văn hóa?

A. Xây dựng công trình trong khu vực bảo vệ di tích

B. Tổ chức lễ hội truyền thống tại di tích

C. Vẽ, viết lên di tích

D. Tự ý di dời di vật, cổ vật

Câu 4: Nghĩa vụ nào sau đây là của công dân trong việc bảo vệ di sản văn hóa?

A. Đóng thuế bảo vệ di sản

B. Tôn trọng và thực hiện các quy định về bảo vệ di sản văn hóa

C. Bắt buộc phải tham gia các hoạt động bảo tồn

D. Đóng góp tài chính cho việc trùng tu di tích

Câu 5: Quyền nào sau đây là quyền của công dân trong việc bảo vệ di sản văn hóa?

A. Được tiếp cận và hưởng thụ các giá trị di sản văn hóa

B. Được tự do khai thác di sản văn hóa vì mục đích cá nhân

C. Được quyết định việc tu bổ di tích

D. Được phép di dời di tích

Câu 5: Nghĩa vụ nào sau đây không phải là nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường?

A. Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên

B. Giữ gìn vệ sinh môi trường

C. Đóng thuế bảo vệ môi trường

D. Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường    

Câu 6: Quyền nào sau đây không phải là quyền của công dân trong bảo vệ môi trường?

A. Được sống trong môi trường trong lành, không bị ô nhiễm

B. Khái thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật

C. Được khai thác tài nguyên không hạn chế

D. Được tham gia hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo quy định

Câu 7: Công dân có quyền gì khi phát hiện hành vi khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên?

A. Ngăn chặn hành vi vi phạm

B. Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm

C. Tự ý xử phạt người vi phạm

D. Công khai thông tin trên mạng xã hội

Câu 8: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Tham gia chiến dịch làm sạch bãi biển

B. Săn bắt động vật hoang dã

C. Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt

D. Sử dụng phương tiện giao thông công cộng

Câu 9: Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Xây dựng nhà máy gây ô nhiễm môi trường

B. Buôn bán ngà voi trái phép

C. Tham gia bảo vệ các loài động vật quý hiếm

D. Sử dụng thuốc trừ sâu độc hại

Câu 10: Đâu không phải một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế?

A. Nguyên tắc không phân biệt đối xử.

B. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác.

C. Nguyên tắc dân tộc tự quyết.

D. Nguyên tắc hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế.

Câu 11: Sau hàng chục năm có xung đột vũ trang với nhau, Việt Nam và Mỹ đã đàm phán, thoả thuận với nhau kí kết Hiệp định Pari năm 1973 để chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Việc kí kết Hiệp định Pari năm 1973 giữa Việt Nam và Mỹ là phù hợp với nguyên tắc cơ bản nào của pháp luật quốc tế?

A. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác

B. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia

C. Nguyên tắc dân tộc tự quyết

D. Nguyên tắc hoà bình, giải quyết tranh chấp quốc tế

Câu 12: Trong hệ thống pháp luật quốc tế, có mấy nhóm nguyên tắc?

A. 2 nhóm nguyên tắc

B. 3 nhóm nguyên tắc

C. 4 nhóm nguyên tắc

D. 5 nhóm nguyên tắc

Câu 13: Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia có mối quan hệ như thế nào?

A. Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển

B. Pháp luật quốc tế luôn được ưu tiên áp dụng hơn pháp luật quốc gia

C. Pháp luật quốc gia hoàn toàn độc lập và không chịu ảnh hưởng của pháp luật quốc tế

D. Pháp luật quốc tế chỉ có tác dụng trong các quan hệ ngoại giao, không ảnh hưởng đến pháp luật quốc gia

Câu 14: Pháp luật quốc tế là cơ sở để:

A. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế

B. Tạo ra một chính phủ toàn cầu

C. Xóa bỏ chủ quyền quốc gia

D. Áp đặt ý chí của nước lớn

Câu 15: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống:….là hệ thống các quy tắc và quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ quốc tế liên quốc gia như quan hệ giữa các quốc gia, quan hệ giữa các quốc gia với tổ chức quốc tế liên chính phủ, quan hệ giữa các tổ chức quốc tế liên chính phủ với nhau.

A. Pháp luật quốc gia

B. Pháp luật quốc tế

C. Điều ước quốc tế

D. Công ước quốc tế

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Đọc tình huống sau đây:

Xã Hòa Bình là một vùng quê nổi tiếng với những cánh đồng lúa xanh mướt và dòng sông trong vắt. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình môi trường ở đây đang có nhiều biến đổi. Nhà máy chế biến thực phẩm X, tọa lạc ngay bên bờ sông, thường xuyên xả thải nước thải chưa qua xử lý trực tiếp ra sông. Điều này khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, cá chết hàng loạt, ảnh hưởng đến sinh kế của người dân làm nghề đánh bắt cá.

Bên cạnh đó, một số hộ dân trong làng có thói quen đốt rơm rạ sau mỗi vụ mùa, gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Các bạn học sinh trường THPT Hòa Bình rất lo lắng về tình trạng ô nhiễm môi trường này và muốn tìm cách giải quyết.

a. Việc nhà máy X xả thải trực tiếp ra sông là hành vi vi phạm pháp luật và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân.

b. Các bạn học sinh trường THPT Hòa Bình có quyền khiếu nại lên các cơ quan chức năng về tình trạng ô nhiễm môi trường này.

c. Việc đốt rơm rạ là một tập tục lâu đời của người nông dân nên không thể thay đổi.

d. Việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của chính quyền địa phương, người dân không cần phải quan tâm.

Câu 2: Đọc tình huống sau đây:

Nước D nằm bên bờ Biển Đông. Là quốc gia ven biển, các vùng biển của nước D không nằm đối diện và không kề cận với quốc gia khác trong phạm vi của Công ước Luật Biển năm 1982, rộng mênh mông từ bờ ra biển quốc tế. Trước quy định đây, khi chưa có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển, nước D tự xác định nội thuỷ, lãnh hải của mình theo tập quán quốc tế và tuyên bố đơn phương trong quan hệ với các nước trên thế giới. Từ năm 1996 khi Công ước về Luật Biển có hiệu lực, nước D tự xác định nội thuỷ và lãnh hải của mình phù hợp với quy định của Công ước, đồng thời ban hành Luật Biển của quốc gia, trong đó xác định các vùng biển của nước mình.

a. Nước D căn cứ vào Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) để xác định nội thủy, lãnh hải và các vùng biển khác của mình.

b. Nếu các vùng biển không đối diện hoặc kề cận với lãnh thổ của quốc gia khác, nước D không cần tham khảo ý kiến hoặc sự đồng ý của các nước láng giềng.

c. Nước D có thể tự xác định lãnh hải, nội thủy mà không tuân theo bất kỳ quy định quốc tế nào.

d. Khi không có tranh chấp, quốc gia ven biển không cần tuân thủ UNCLOS.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay