Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều
TRẮC NGHIỆM KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 CÁNH DIỀU
CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 03:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Hoàn thành định nghĩa sau: Di sản là …
A. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
B. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa vật chất.
C. di sản văn hóa tinh thần và di sản văn hóa phi vật thể.
D. di sản văn hóa hỗn hợp và di sản thiên nhiên.
Câu 2: Thấy H hay chọn điệu dân ca quan họ để biểu diễn ở các ngày lễ của trường, P không thích và muốn H chọn những bài hát hiện đại, sôi động. H từ chối và giải thích: “dân ca quan họ là sản phẩm đại diện, tiêu biểu cho gia tài văn hóa của vùng đất Bắc Ninh”. Trong trường hợp trên, bạn nào đã thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá?
A. Bạn H.
B. Bạn P.
C. Cả 2 bạn H và P.
D. Không có bạn nào.
Câu 3: Hành vi nào sau đây không bị nghiêm cấm theo pháp luật nước ta?
A. Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa
B. Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
C. Đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài
D. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá
Câu 4: Theo quy định của pháp luật, công dân không được phép thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Tham quan di tích
B. Nghiên cứu di sản văn hóa
C. Xâm hại di tích lịch sử
D. Tuyên truyền về giá trị di sản
Câu 5: Hành vi nào sau đây không vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa?
A. Chụp ảnh kỷ niệm tại di tích
B. Khắc tên lên tường di tích
C. Lấy một mảnh gốm cổ về làm kỷ niệm
D. Tổ chức tiệc tùng trong khuôn viên di tích
Câu 6: Khẳng định nào sau đây đúng với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Công dân có quyền khai thác và sử dụng mọi tài nguyên thiên nhiên.
B. Công dân bị phạt hành chính với hành vi vứt rác không đúng nơi quy định.
C. Công dân được sử dụng tất cả các loại hoá chất trong sản xuất nông nghiệp.
D. Công dân không cần tái sử dụng chất thải từ hoạt động xây dựng.
Câu 7: Nghĩa vụ nào sau đây không phải là nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
A. Sử dụng hợp lý tài nguyên
B. Bảo vệ đa dạng sinh học
C. Khai thác tự do tài nguyên
D. Tham gia phòng chống thiên tai
Câu 8: Theo quy định, công dân có quyền được thông tin về môi trường trong trường hợp nào?
A. Khi có thiên tai xảy ra
B. Khi có dự án phát triển kinh tế
C. Khi có ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
D. Trong mọi trường hợp
Câu 9: Thấy mọi người trong xóm lén vào trong núi đào vàng, P hẹn với K sáng hôm sau cùng tham gia. Nếu là K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Mặc kệ, không quan tâm vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.
B. Khuyên P không tham gia và báo cáo sự việc với lực lượng công an.
C. Từ chối không tham gia nhưng cũng không can ngăn hành động của P.
D. Lập tức đồng ý và rủ thêm nhiều người khác cùng tham gia cho vui.
Câu 10: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Tham gia các hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường
B. Đổ chất thải công nghiệp chưa qua xử lý ra sông
C. Sử dụng năng lượng tái tạo
D. Trồng rừng phòng hộ
Câu 11: Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
A. Sử dụng thuốc diệt cỏ quá mức
B. Xả khói thải ô tô không đạt chuẩn
C. Tham gia hoạt động tái chế rác thải
D. Đốt rừng để lấy đất canh tác
Câu 12: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về pháp luật quốc tế?
A. Pháp luật quốc tế do các quốc gia thỏa thuận xây dựng nên.
B. Pháp luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác trong tất cả các lĩnh vực của đời sống quốc tế.
C. Pháp luật quốc tế hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện giữa các quốc gia.
D. Pháp luật quốc tế không điều chỉnh các mối quan hệ có tính chất liên chính phủ
Câu 13: Nguyên tắc nào sau đây không phải nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế?
A. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác
B. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác
C. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia
D. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng
Câu 14: Pháp luật quốc tế có bao nhiêu nguyên tắc cơ bản?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Câu 15: Đâu không phải chủ thể của pháp luật quốc tế?
A. Quốc gia
B. Các tổ chức quốc tế liên chính phủ (liên quốc gia)
C. Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết
D. Các công ty đa quốc gia
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Đọc tình huống dưới đây:
Ông Rafael và bà Maria, mang quốc tịch Tây Ban Nha, đã sinh sống và làm việc tại Việt Nam từ 10 năm nay. Họ quản lý một công ty xây dựng Tây Ban Nha tại thành phố Đà Nẵng. Khi sống tại Việt Nam, ông Rafael và bà Maria có quyền tự do kinh doanh, quyền được pháp luật bảo vệ về danh dự và nhân phẩm, quyền tự do tín ngưỡng và không phân biệt đối xử khi thực hiện các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, họ không có quyền bầu cử, ứng cử, và cũng không có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí như công dân Việt Nam. Ngoài ra, ông bà không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và không được tham gia quản lý nhà nước cũng như không có quyền biểu tình.
a. Ông Rafael và bà Maria có quyền tham gia bầu cử và ứng cử tại Việt Nam.
b. Ông Rafael và bà Maria phải thực hiện nghĩa vụ quân sự khi cư trú tại Việt Nam.
c. Ông Rafael và bà Maria không có quyền bầu cử, ứng cử và không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Việt Nam vì họ không mang quốc tịch Việt Nam.
d. Theo công pháp quốc tế, ông Rafael và bà Maria được quyền tự do kinh doanh, làm việc và hưởng sự bảo hộ về danh dự, nhân phẩm tại quốc gia mà họ cư trú.
Câu 2: Đọc thông tin dưới đây:
Năm 2021, Chùa Đậu – di tích lịch sử được mệnh danh là “Danh lam đệ nhất. trời Nam" bỗng nhiên bị làm mới. Công trình hàng nghìn năm tuổi với nhiều hạng mục được xây thêm, làm mới khiến nhiều người chua xót: Chùa Đậu giờ chỉ còn 1 năm tuổi, nhưng có người lại cho rằng, chỉ vài năm nữa, rêu xanh sẽ mọc lên vì các hạng mục được xây mới, sửa chữa sẽ lại nhuốm màu cổ kính như xưa. Cả chuyện của Chùa Đậu được làm mới vốn không mới, nhưng lại xảy ra thưởng xuyên tại hầu hết các địa phương trong cả nước.
(Theo baovannghe.com.vn)
a. Với việc làm mới, Chùa Đậu chỉ mất đi vẻ cổ kính, nhưng thực tế vẫn được lịch sử hàng nghìn năm.
b. Công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hoá bằng cách tranh cãi về việc nên/không nên làm mới các di tích lịch sử.
c. Nhiều hạng mục được xây thêm và làm mới khiến Chùa Đậu mất đi vẻ cổ kinh là dấu hiệu công dân lạm dụng quyền về bảo vệ di sản văn hoá.
d. Xử lí hành vi làm mới ở di tích lịch sử Chùa Đậu sẽ ngăn chặn được hiện tượng này ở hầu hết các địa phương khác.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................