Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều
TRẮC NGHIỆM KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 04:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Theo pháp luật, công dân không có quyền làm gì trong việc bảo vệ môi trường?
A. Được khai thác tài nguyên theo quy định
B. Được tham gia quản lý tài nguyên
C. Được hưởng lợi từ tài nguyên
D. Được độc quyền sử dụng tài nguyên
Câu 2: Thấy mọi người trong xóm lén vào trong núi đào vàng, P hẹn với K sáng hôm sau cùng tham gia. Trong tình huống trên, K nên làm gì?
A. Mặc kệ, không quan tâm vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.
B. Khuyên P không tham gia và báo cáo sự việc với lực lượng công an.
C. Từ chối không tham gia nhưng cũng không can ngăn hành động của P.
D. Lập tức đồng ý và rủ thêm nhiều người khác cùng tham gia cho vui.
Câu 3: Trong trường hợp nào công dân có quyền yêu cầu thông tin về môi trường?
A. Khi có thiên tai xảy ra
B. Khi có dự án phát triển kinh tế
C. Khi có ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
D. Trong mọi trường hợp
Câu 4: Theo pháp luật, công dân không có quyền làm gì trong việc bảo vệ môi trường?
A. Được sống trong môi trường trong lành, không bị ô nhiễm
B. Khái thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật
C. Được khai thác tài nguyên không hạn chế
D. Được tham gia hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo quy định
Câu 5: Việc làm nào sau đây trái với nghĩa vụ bảo vệ môi trường?
A. Xả rác bừa bãi
B. Trồng cây xanh
C. Tiết kiệm năng lượng
D. Sử dụng túi ni lông tái chế
Câu 6: Trong hai ngày 1-2/11/2023, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 78 đã thảo luận về “Sự cần thiết chấm dứt cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính do Mỹ áp đặt đối với Cuba”. Tại cuộc họp này, đông đảo các nước chia sẻ với những khó khăn mà nhân dân Cuba phải gánh chịu do ảnh hưởng tiêu cực kéo dài của lệnh cấm vận do Mỹ áp đặt suốt hơn 60 năm qua. Đồng thời, các nước cũng kêu gọi Mỹ chấm dứt ngay các lệnh cấm vận đối với Cuba.
Hành vi thực hiện chính sách cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính do Mỹ áp đặt đối với Cuba là sự vi phạm nguyên tắc cơ bản nào của pháp luật quốc tế?
A. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác
B. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế
C. Nguyên tắc dân tộc tự quyết
D. Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế
Câu 7: Pháp luật quốc tế là cơ sở để:
A. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
B. Tạo ra một chính phủ toàn cầu
C. Xóa bỏ chủ quyền quốc gia
D. Áp đặt ý chí của nước lớn
Câu 8: Pháp luật quốc tế điều chỉnh:
A. Các quan hệ quốc tế có tính chất liên quốc gia, liên chính phủ
B. Các quan hệ quốc tế phi chính phủ
C. Các quan hệ giữa thể nhân, pháp nhân của các nước
D. Các quan hệ giữa các công ty trong một quốc gia
Câu 9: Đâu không phải chủ thể của pháp luật quốc tế?
A. Quốc gia
B. Các tổ chức quốc tế liên chính phủ (liên quốc gia)
C. Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết
D. Các công ty đa quốc gia
Câu 10: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống:….là hệ thống các quy tắc và quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ quốc tế liên quốc gia như quan hệ giữa các quốc gia, quan hệ giữa các quốc gia với tổ chức quốc tế liên chính phủ, quan hệ giữa các tổ chức quốc tế liên chính phủ với nhau.
A. Pháp luật quốc gia
B. Pháp luật quốc tế
C. Điều ước quốc tế
D. Công ước quốc tế
Câu 11: Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 có hiệu lực vào năm nào?
A. 1980
B. 1982
C. 1994
D. 2000
Câu 12: Lãnh hải là:
A. Vùng nước nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải và giáp bờ biển.
B. Vùng nằm giữa nội thuỷ và các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển.
C. Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải
D. Vùng biển nằm bên ngoài lãnh hải và tiếp liền lãnh hải
Câu 13: Quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối như trên lãnh thổ đất liền ở:
A. Nội thuỷ
B. Lãnh hải
C. Vùng tiếp giáp lãnh hải
D. Thềm lục địa
Câu 14: Lãnh thổ quốc gia bao gồm:
A. Vùng đất, vùng nước
B. Vùng đất, vùng trời, vùng nước
C. Vùng đất, vùng nước, vùng lòng đất
D. Vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất
Câu 15: Đối tượng nào được hưởng chế độ đối xử quốc gia và chế độ đối xử tối huệ quốc tại nước sở tại?
A. Người nước ngoài làm việc trong các tổ chức quốc tế ở nước sở tại
B. Công dân nước sở tại
C. Người nước ngoài tham gia hoạt động thương mại, hàng hải
D. Người nước ngoài là viên chức ngoại giao, lãnh sự làm việc trong Cơ quan đại diện ngoại giao và Cơ quan lãnh sự nước ngoài
Câu 16: ............................................
............................................
.........................................…
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Đọc tình huống dưới đây:
Công ty A có trụ sở tại Malaysia ki kết hợp đồng mua bán thép với công ty B có trụ sở tại Indonesia. Cả hai công ty này đều có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật mỗi nước. Theo quy định của pháp luật thương mại Indonesia và pháp luật Malaysia, loại hợp đồng này phải được lập thành văn bản, nhưng theo Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế, hợp đồng này không nhất thiết phải được kí kết bằng văn bản. Hai nước đã thoả thuận lập hợp đồng bằng văn bản theo quy định của pháp luật hai nước, với các nội dung về tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, điều khoản giao hàng, phương thức thanh toán, giải quyết tranh chấp,...
a. Hợp đồng trong trường hợp trên không phải là hợp đồng thương mại quốc tế.
b. Hợp đồng trong trường hợp trên là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
c. Hai công ty trên không có quyền lập hợp đồng bằng văn bản.
d. Chủ thể của hợp đồng trên là công ty A và công ty B.
Câu 2: Đọc tình huống dưới đây:
Công ty A (trụ sở tại quốc gia X) và công ty B (trụ sở tại quốc gia Y) ký một hợp đồng thương mại quốc tế về việc mua bán 10.000 tấn thép. Trong hợp đồng có điều khoản quy định nguồn luật điều chỉnh là luật thương mại quốc gia Y, nhưng không đề cập đến cách giải quyết tranh chấp cụ thể.
Sau khi hợp đồng được ký kết, quốc gia X ban hành một quy định mới áp thuế nhập khẩu cao đối với thép từ quốc gia Y, vi phạm nguyên tắc tự do hóa thương mại của WTO. Công ty A, với tư cách là nhà nhập khẩu, tuyên bố hủy hợp đồng do chi phí tăng cao, nhưng công ty B phản đối, cho rằng hợp đồng không thể bị đơn phương hủy bỏ.
Tranh chấp xảy ra khi công ty B đệ trình yêu cầu bồi thường lên cơ quan tài phán của quốc gia Y, trong khi công ty A cho rằng tranh chấp phải được giải quyết theo luật của quốc gia X vì thuế nhập khẩu là vấn đề thuộc về chính sách của quốc gia X.
a. Công ty A có quyền đơn phương hủy bỏ hợp đồng mà không cần thỏa thuận với công ty B, vì việc tăng thuế nhập khẩu thuộc trách nhiệm chính sách của quốc gia X.
b. Quốc gia X vi phạm nguyên tắc tự do hóa thương mại của WTO bằng cách áp thuế nhập khẩu cao đột ngột, gây cản trở hoạt động thương mại quốc tế.
c. Quốc gia Y phải chịu trách nhiệm bồi thường cho công ty A vì hợp đồng chịu sự điều chỉnh của luật quốc gia Y và quốc gia này không ngăn chặn được việc quốc gia X vi phạm nguyên tắc của WTO.
d. Công ty B có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp theo luật thương mại quốc gia Y vì đây là nguồn luật được quy định trong hợp đồng thương mại quốc tế.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................