Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều

TRẮC NGHIỆM KINH TẾ PHÁP LUẬT 12 CÁNH DIỀU

GIỮA KÌ 2

ĐỀ SỐ 03:

Câu 1: Công dân có quyền làm gì đối với tài sản hợp pháp của mình?

A. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt

B. Chỉ được sử dụng

C. Chỉ được chiếm hữu

D. Chỉ được định đoạt

Câu 2: Nghĩa vụ nào sau đây không phải là nghĩa vụ của công dân đối với tài sản?

A. Tôn trọng tài sản của người khác

B. Không xâm phạm tài sản của người khác

C. Trả lại tài sản do người khác đánh rơi

D. Chia sẻ tài sản cá nhân cho người khác

Câu 3: Hành vi nào sau đây thể hiện việc tôn trọng tài sản của người khác?

A. Vẽ lên tường nhà người khác

B. Trả lại ví tiền nhặt được cho chủ sở hữu

C. Sử dụng xe của bạn mà không xin phép

D. Cố tình làm hỏng tài sản công cộng

Câu 4: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền sở hữu tài sản của người khác?

A. Mượn xe của bạn có sự đồng ý

B. Thuê nhà của người khác

C. Lấy trộm điện thoại của người khác

D. Mua tài sản hợp pháp

Câu 5: Quyền định đoạt sẽ bị hạn chế khi:

A. Tài sản là tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản chung của hộ gia đình

B. Tài sản là tài sản đang bị kê biên để thi hành án

C. Tài sản là tài sản đang tranh chấp quyền sở hữu

D. Tài sản đem bán là các tài sản thuộc về di tích lịch sử - văn hoá theo các quy định của Luật Di sản văn hoá thì Nhà nước sẽ có quyền ưu tiên mua.

Câu 6: Nhận định nào dưới đây đúng?

A. Người được chủ sở hữu giao quản lí tài sản cũng có quyên sử dụng tài sản ấy.

B. Người không phải chủ sở hữu chỉ có quyền sử dụng tài sản trong phạm vi chủ sở hữu cho phép.

C. Người được chủ sở hữu trao quyền sử dụng tài sản có thê tự do sử dụng tài sản theo ý muốn của mình.

D. Trong mọi trường hợp, chỉ có chủ sở hữu mới có quyền định đoạt tài sản của mình.

Câu 7: Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình được thể hiện rõ nhất tại đâu?

A. Luật Hôn nhân và Gia đình.

B. Luật Trẻ em.

C. Luật lao động.

D. Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em.

Câu 8: Trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng là quyền và nghĩa vụ của chủ thể nào sau đây?

A. Bố mẹ đối với ông bà.

B. Ông bà đối với cháu.

C. Anh chị em đối với nhau.

D. Con cái với bố mẹ.

Câu 9: Bố và mẹ bất đồng trong quan điểm nuôi dạy con theo cách dạy của Nhật Bản và Việt Nam, ép con phải học theo những thứ mà bố mẹ thích. Theo em, việc làm đó nói lên điều gì?

A. Bố mẹ vi phạm pháp luật.

B. Bố mẹ không tôn trọng con.

C. Bố mẹ không tôn trọng ý kiến của con.

D. Bố mẹ không có nhận thức đúng đắn.

Câu 10: Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?

A. Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình.

B. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù phợp với khả năng của mình.

C. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động.

D. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Câu 11: Độ tuổi được phép kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành đối với nam, nữ là?

A. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

B. Nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ 17 tuổi trở lên

C. Nam đủ 21 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên

D. Nam từ 19 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi.

Câu 12: Quyền được tôn trọng và bảo vệ của người học không bao gồm:

A. Được tôn trọng nhân cách, phẩm chất, danh dự.

B. Được bảo đảm an toàn trong học tập, rèn luyện.

C. Được miễn trừ mọi hình thức kỷ luật.

D. Được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.

Câu 13: Quyền được học thêm, học bồi dưỡng của học sinh thuộc quyền:

A. Được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

B. Được phát triển năng khiếu, tài năng.

C. Được học tập các môn học tự chọn.

D. Được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình.

Câu 14: Theo Hiến pháp, ai có quyền học tập?

A. Chỉ người Việt Nam.

B. Mọi công dân.

C. Người từ 6 đến 18 tuổi.

D. Người có hộ khẩu thường trú.

Câu 15: Quyền học tập của công dân ở nước ta được quy định cụ thể trong:

A. Luật Hôn nhân và Gia đình.

B. Luật Giáo dục.

C. Luật Lao động.

D. Luật Thanh niên.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay