Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Giáo án Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin sách Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của GDKTPL 11 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 20: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN,

BÁO CHÍ VÀ TIẾP CẬN THÔNG TIN

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

-       Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

-       Hiểu được trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

-       Phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin trong một số tình huống đơn giản.

-       Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.

2. Năng lực

Năng lực chung:

-       Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nếu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.

Năng lực đặc thù:

-       Nhận thức chuẩn mực hành vi:

+ Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

+ Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

-       Điều chỉnh hành vi: Thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.

-       Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin trong một số tình huống đơn giản.  

3. Phẩm chất:

-       Trách nhiệm: Tự giác, tích cực thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.

-       Hiểu được trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;

-       Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.

-       Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có hứng thú học tập, kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trang 147 và thực hiện yêu cầu.

c. Sản phẩm học tập: HS biết được quyền tự do dân chủ trong việc tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem hình ảnh liên quan đến quyền tự do ngôn luận.

 

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin phần mở đầu trong SGK tr.147 và trả lời câu hỏi:

+ Cho biết những quyền tự do dân chủ được đề cập trong thông tin trên.

+ Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về những quyền tự do dân chủ đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, dựa vào hiểu biết của bản thân, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 - 4 HS trả lời câu hỏi: Quyền được đề cập trong thông tin bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tiếp cận thông tin cá nhân. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kì phương tiện thông tin đại chúng nào.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Quyền và nghĩa vụ về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Các quyền này đóng vai trò quan trọng cho việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là biểu hiện trực tiếp cho quan điểm, chính sách về quyền con người của Đảng và Nhà nước ta. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài ngày hôm nay – Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

- HS nhận biết được hành vi vi phạm quy định pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cặp đôi, đọc các thông tin, trường hợp trong SGK trang 148 - 150 và thực hiện yêu cầu.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về:

- Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

- Hành vi vi phạm quy định pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

- Ví dụ minh họa về các loại thông tin được tiếp cận.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc các thông tin mục 1 trong SGK để trả lời các câu hỏi:

+ Trình bày nội dung quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin được thể hiện qua các thông tin trên.

+ Cho biết các chủ thể trong trường hợp 1, 2 đã vi phạm quy định nào của quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

+ Em hãy cho biết công dân có quyền gì trong tiếp cận thông tin. Cho ví dụ về các loại thông tin được tiếp cận.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, khái quát về quy định cơ bản của pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, trường hợp SGK tr.148 - 150, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3  cặp đôi HS trả lời câu hỏi:

+ Nội dung quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin được thể hiện qua các thông tin (HS dựa vào các quy định sau để trình bày):

* Điều 25 Hiến pháp năm 2013;

* Điều 9, 10, 11 Luật Báo chí năm 2016;

* Khoản 2 Điều 2 và Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016.

+ Hành vi của các chủ thể tại trường hợp 1, 2 đã vi phạm quy định pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí; cụ thể: đăng tải thông tin gây hoang mang và cản trở phóng viên tác nghiệp hợp pháp.

+ HS trình bày nội dung quyền và nghĩa vụ trong tiếp cận thông tin của công dân theo quy định tại Điều 8 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 và nêu ví dụ minh họa về các thông tin được phép tiếp cận, hạn chế tiếp cận, không được phép tiếp cận.

- Các  cặp đôi HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin  

- Công dân có quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin theo quy định của Hiến pháp năm 2013. Khi thực hiện các quyền này, công dân có nghĩa vụ tuân thủ và chấp hành pháp luật về các quyền này và các nghĩa vụ khác có liên quan.

- Biểu hiện của quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin:

+ Mọi người được tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản hoặc dưới bản điện tử hay dưới hình thức khác.

+ Công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in theo quy định của pháp luật.

+ Công dân được chủ động tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ việc thực hiện quyền này theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG, CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NẰNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: VĂN HÓA TIÊU DÙNG

PHẦN HAI: GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG, CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NẰNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: VĂN HÓA TIÊU DÙNG

PHẦN HAI: GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 9: MỘT SỐ QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

Chat hỗ trợ
Chat ngay