Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo (bản word)

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 02:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Quốc gia Lâm Ấp về sau đổi tên là

A. Âu Lạc.               

B. Chân Lạp.               

C. Chăm-pa.               

D. Phù Nam.

Câu 2: Điền vào chỗ chống: Cộng đồng người Chăm bảo lưu lâu dài chế độ mẫu hệ với vai trò chủ đạo của ... trong quan hệ gia đình và hôn nhân.

A. Bô lão.

B. Trưởng tử.

C. Đàn ông.

D. Phụ nữ.

Câu 3: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là

A. Nông nghiệp, thủ công nghiệp.                           

B. Nông nghiệp trồng lúa nước.

C. Chăn nuôi, trồng lúa nước.                                 

D. Buôn bán bằng đường biển.   

Câu 4: Tổ chức xã hội của người Chăm phân chia theo địa hình và địa bàn cư trú với mô hình:

A. Hai trục.

B. Ba trục.

C. Năm trục.

D. Một trục.

Câu 5: Thể chế chính trị tồn tại ở vương quốc Chăm-pa là

A. Chiếm hữu nô lệ.                                               

B. Dân chủ chủ nô.

C. Chuyên chế cổ đại phương Đông.                     

D. Quân chủ lập hiến phương Đông.

Câu 6: Các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều theo thể chế nào sau đây?

A. Quân chủ chuyên chế.

B. Quân chủ lập hiến.

C. Dân chủ chủ nô.

D. Dân chủ đại nghị.

Câu 7: Quốc triều hình luật là bộ luật được ban hành dưới triều đại nào?

A. Lý.

B. Trần.

C. Lê sơ.

D. Nguyễn.

Câu 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến ở Việt Nam?

A. Khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích canh tác.

B. Nhà nước thành lập các cơ quan chuyên trách đê điều.

C. Quy định cấm giết trâu bò, bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

D. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu ruộng đất trong cả nước.

Câu 9: Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng dân gian của người Việt?

A. Thờ thần Đồng Cổ.

B. Thờ Mẫu.

C. Thờ Phật.

D. Thờ Thành hoàng làng.

Câu 10: Từ thời Lê sơ, tôn giáo nào sau đây trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ ở Việt Nam?

A. Phật giáo.

B. Đạo giáo.

C. Nho giáo.

D. Công giáo.

Câu 11: Hoạt động kinh tế chính của người Kinh là

A. buôn bán đường biển.

B. sản xuất thủ công nghiệp.

C. sản xuất nông nghiệp.

D. buôn bán đường bộ.

Câu 12: Nội dung nào sau đây phản ánh điểm tương đồng về sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam?

A. Canh tác lúa và các cây lương thực.

B. Chủ yếu canh tác ở nương rẫy.

C. Canh tác lúa bằng ruộng bậc thang.

D. Chủ yếu canh tác ở đồng bằng.

Câu 13: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của các nghề thủ công đối với đời sống kinh tế - xã hội của người Việt?

A. Đáp ứng nhu cầu của người dân.

B. Tạo ra nguồn hàng hóa xuất khẩu.

C. Đem lại việc làm cho người dân.

D. Là động lực chính phát triển kinh tế.

Câu 14: Bữa ăn truyền thống của người Kinh bao gồm

A. thịt, cá, rau.

B. cơm, rau, cá.

C. cơm, thịt, hải sản.

D. ngô, khoai, sắn.

Câu 15: Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu vận chuyển đồ bằng

A. gùi.

B. ô tô.

C. địu.

D. tàu hỏa.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Đọc tư liệu sau:

“Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Người Kinh có các hình thức tín ngưỡng dân gian, thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ những người có công với cộng đồng, dân tộc, thờ thần, thờ thánh, nhất là tục thờ Mẫu của cư dân nông nghiệp lúa nước. Đồng bào các dân tộc thiểu số với hình thức tín ngưỡng nguyên thuỷ (còn gọi là tín ngưỡng sơ khai) như Tô tem giáo, Bái vật giáo, Sa man giáo. Khi đất nước bị xâm lược thì cũng bị thâm nhập từ bên ngoài: Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo, Công giáo, đạo Tin lành; có tôn giáo được sinh ra tại Việt Nam như Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo. “

(Các dân tộc, tôn giáo trên lãnh thổ Việt Nam, Trang thông tin điện tử ban Tuyên giáo tỉnh ủy Bình Thuận)

a) Người Kinh thường thờ cúng tổ tiên và những người có công với cộng đồng, dân tộc.

b) Các tín ngưỡng nguyên thuỷ bắt đầu nhu nhập vào Việt Nam từ thế kỉ thứ VI.

c) Tục thờ Mẫu và thờ thần của người Kinh là biểu hiện của tín ngưỡng dân gian, chịu ảnh hưởng từ văn hóa Phật giáo.

d) Đạo Cao Đài là tôn giáo được sáng lập bởi người Việt nhưng có ảnh hưởng từ Nho giáo và đạo Hindu.

Câu 2: Đọc đoạn thông tin dưới đây.

Theo Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14-1-2011 về Công tác dân tộc: “Dân tộc đa số” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia. “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử vanban.chinhphu.vn)

a) Theo Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, thành phần dân tộc của nước ta được chia thành hai nhóm là dân tộc đa số và dân tộc thiểu số.

b) Việc phân chia dân tộc đa số hay dân tộc thiểu số ở nước ta căn cứ vào tỉ lệ số dân của dân tộc đó so với tổng dân số của cả nước và căn cứ vào trình độ phát triển của từng dân tộc.

c) Theo quy định của Chính phủ, dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm hơn một nửa tổng dân số của cả nước.

d)  Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số năm 2019, tổng số dân của Việt Nam là 96,2 triệu người. Trong đó, dân tộc Tày có khoảng 1 845 492 triệu người. Như vậy, dân tộc Tày thuộc nhóm dân tộc thiểu số.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay