Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo (bản word)

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 03:

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1: Văn minh Chăm-pa có cội nguồn là nền văn hóa nào?

A. Văn hóa Ấn Độ.

B. Văn hóa Sa Huỳnh.

C. Văn hóa Đông Sơn.

D. Văn hóa Văn Lang.

Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây chứng tỏ cư dân Chăm-pa đã học hỏi thành tựu văn hóa nước ngoài để sáng tạo và làm phong phú nền văn hóa dân tộc?

A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo và Đạo giáo Trung Hoa.

B. Hình thành tập tục ăn trầu, ở nhà sàn và hỏa táng người chết.

C. Có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.

D. Nghệ thuật ca múa nhạc đa dạng và phát triển hưng thịnh.

Câu 3: Văn minh Chăm-pa chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh nào dưới đây?

A. Văn minh Lưỡng Hà. 

B. Văn minh Trung Quốc.

C. Văn minh Hy Lạp

D. Văn minh Ấn Độ.

Câu 4: So với các quốc gia Văn Lang – Âu Lạc, kinh tế của quốc gia cổ Chăm-pa có điểm gì khác biệt?

A. Phát triển khai thác lâm thổ sản và xây dựng đền tháp.

B. Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước sử dụng sức kéo trâu bò.

C. Chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công mĩ nghệ và đánh cá.

D. Đúc đồng, làm gốm, buôn bán đường biển phát triển mạnh.

Câu 5: Chữ viết, tư tưởng, tôn giáo, mô hình nhà nước và pháp luật Ấn Độ đã du nhập vào Chăm-pa qua đâu?

A. Các thương nhân.

B. Dân du mục.

C. Các cuộc chiến tranh xâm lược.

D. Qua các đoàn thám hiểm.

Câu 6: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến ở Việt Nam?

A. Khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích canh tác.

B. Nhà nước thành lập các cơ quan chuyên trách đê điều.

C. Quy định cấm giết trâu bò, bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

D. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu ruộng đất trong cả nước.

Câu 7: Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng dân gian của người Việt?

A. Thờ thần Đồng Cổ.

B. Thờ Mẫu.

C. Thờ Phật.

D. Thờ Thành hoàng làng.

Câu 8: Từ thời Lê sơ, tôn giáo nào sau đây trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ ở Việt Nam?

A. Phật giáo.

B. Đạo giáo.

C. Nho giáo.

D. Công giáo.

Câu 9: Nền giáo dục, khoa cử của Đại Việt bắt đầu được triển khai từ triều đại nào?

A. Nhà Lý.

B. Nhà Trần.

C. Nhà Lê sơ.

D. Nhà Nguyễn.

Câu 10: Trên cơ sở chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?

A. Chữ Phạn.

B. Chữ Nôm.

C. Chữ La-tinh.

D. Chữ Quốc ngữ.

Câu 11: Dân tộc có số lượng đông nhất ở Việt Nam hiện nay là

A. dân tộc Tày.

B. dân tộc Thái.

C. dân tộc Mường.

D. dân tộc Kinh.

Câu 12: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thiện khái niệm sau:

“......là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm tương đồng về ngữ âm, thanh điệu, cú pháp và vốn từ vị cơ bản”.

A. Ngữ hệ.

B. Tiếng nói.

C. Chữ viết.

D. Ngôn từ.

Câu 13: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường thuộc ngữ hệ nào sau đây?

A. Nam Á.

B. Nam Đảo.

C. Thái - Ka-đai.

D. Hán - Tạng.

Câu 14: Ngôn ngữ chính thức của nhà nước Việt Nam hiện nay là

A. tiếng Thái.

B. tiếng Môn.

C. tiếng Hán.

D. tiếng Việt.

Câu 15: Một trong những đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Việt Nam là

A. vừa tập trung vừa xen kẽ.

B. chỉ sinh sống ở đồng bằng.

C. chỉ sinh sống ở miền núi.

D. chủ yếu sinh sống ở hải đảo.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Đọc tư liệu sau:

“Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Người Kinh có các hình thức tín ngưỡng dân gian, thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ những người có công với cộng đồng, dân tộc, thờ thần, thờ thánh, nhất là tục thờ Mẫu của cư dân nông nghiệp lúa nước. Đồng bào các dân tộc thiểu số với hình thức tín ngưỡng nguyên thuỷ (còn gọi là tín ngưỡng sơ khai) như Tô tem giáo, Bái vật giáo, Sa man giáo. Khi đất nước bị xâm lược thì cũng bị thâm nhập từ bên ngoài: Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo, Công giáo, đạo Tin lành; có tôn giáo được sinh ra tại Việt Nam như Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo. “

(Các dân tộc, tôn giáo trên lãnh thổ Việt Nam, Trang thông tin điện tử ban Tuyên giáo tỉnh ủy Bình Thuận)

a) Người Kinh thường thờ cúng tổ tiên và những người có công với cộng đồng, dân tộc.

b) Các tín ngưỡng nguyên thuỷ bắt đầu nhu nhập vào Việt Nam từ thế kỉ thứ VI.

c) Tục thờ Mẫu và thờ thần của người Kinh là biểu hiện của tín ngưỡng dân gian, chịu ảnh hưởng từ văn hóa Phật giáo.

d) Đạo Cao Đài là tôn giáo được sáng lập bởi người Việt nhưng có ảnh hưởng từ Nho giáo và đạo Hindu.

Câu 2: Đọc tư liệu sau:

“Vượt qua những khó khăn, thách thức nặng nề những năm sau khi đất nước thống nhất bởi hậu quả tàn phá nặng nề của chiến tranh kéo dài chưa kịp được khắc phục, đất nước bị bao vây, cấm vận, mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu bộc lộ nhiều khiếm khuyết…, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng công tác xây dựng mặt trận dân tộc, tăng cường đoàn kết toàn dân tộc và phát huy mạnh mẽ vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để đưa đất nước tiến lên.”

(Lê Hải Bình, Đại đoàn kết toàn dân tộc - Cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam, Tạp chí của Ban Tuyên giáo trung ương)

a) Chỉ sau 1 năm sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đã nhanh chóng khắc phục hậu quả của chiến tranh. 

b) Khối đại đoàn kết toàn dân tộc là yếu tố duy nhất Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn sau thống nhất.

c) Sự suy yếu của mô hình xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu đặt ra thêm thách thức cho Việt Nam trong công cuộc phát triển đất nước.

d) Việc xây dựng mặt trận dân tộc là nhiệm vụ được Đảng Cộng sản Việt Nam ưu tiên hàng đầu trong thời kỳ sau thống nhất. 

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay