Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 04:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Điểm khác nhau về văn hóa của cư dân Văn Lang – Âu Lạc so vớ cư dân Chăm-pa là gì?
A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hin-đu giáo và Phật giáo.
B. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.
C. Phổ biến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiền và các anh hùng dân tộc.
D. Sáng tạo chữ riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
Câu 2: Đứng đầu bộ máy nhà nước Chăm-pa là:
A. Tăng lữ.
B. Quý tộc.
C. Vua.
D. Nông dân.
Câu 3: Đời sống kinh tế của cư dân Chăm-pa có nét đặc sắc nào?
A. Kĩ thuật xây dựng tháp đạt tới trình độ cao.
B. Hoạt động ngoại thương đường biển rất phát triển.
C. Chủ yếu làm nghề nông nghiệp trồng lúa nước.
D. Các nghề thủ công, khai thác lâm thổ sản rất phát triển.
Câu 4: Người có công lập ra nhà nước Chăm-pa là:
A. Lê Lợi.
B. Khu Liên.
C. Trần Hưng Đạo.
D. Hùng Vương.
Câu 5: Khu vực nào của Việt Nam ngày nay là địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam?
A. Tây Bắc.
B. Bắc Bộ.
C. Tây Nam.
D. Nam Bộ.
Câu 6: Điểm giống nhau về tín ngưỡng của cư dân Chăm-pa và cư dân Phù Nam là
A. Theo tôn giáo Hin-đu và Phật giáo.
B. Có tập tục ăn trầu và hỏa táng người chết.
C. Sùng bái tự nhiên và thờ cúng tổ tiên.
D. Có nghệ thuật ca múa độc đáo và phát triển.
Câu 7: Văn minh Phù Nam gắn liền với nền văn hóa nào?
A. Văn hóa Trung Quốc.
B. Văn hóa Sa Huỳnh.
C. Văn hóa Ấn Độ.
D. Văn hóa Đông Sơn.
Câu 8: Trong các thế kỉ III – V là thời kì quốc gia Phù Nam
A. Hình thành.
B. Rất phát triển.
C. Suy yếu.
B. Bị thôn tính.
Câu 9: Người đã xuất gia tu tập và lập ra Thiền phái Trúc Lâm Đại Việt là ai?
A. Vua Lý Thái Tổ.
B. Vua Trần Thái Tông.
C. Vua Trần Nhân Tông.
D. Vua Lý Nhân Tông.
Câu 10: Năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về
A. Cổ Loa.
B. Tây Đô.
C. Đại La.
D. Phong Châu.
Câu 11: Vì sao Nho giáo sớm trở thành hệ tư tưởng của chế độ phong kiến ở Đại Việt?
A. Được phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
B. Góp phần củng cố quyền lực của giai cấp thống trị.
C. Chung sống hòa bình với các tín ngưỡng dân gian.
D. Nội dung dễ tiếp thu, nhân dân dễ tiếp cận.
Câu 12: Những thay đổi trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ thể hiện điều gì?
A. Chế độ quân chủ tập quyền đạt đến đỉnh cao.
B. Thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền.
C. Thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế quan liêu.
D. Chế độ quân chủ lập hiến đạt đến đỉnh cao.
Câu 13: Hiện nay, Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?
A. 58
B. 60
C. 51
D. 54
Câu 14: Các lễ hội của các dân tộc ở Việt Nam thường gắn liền với những hoạt động sản xuất nào?
A. Công nghiệp.
B. Thương nghiệp
C. Nông nghiệp.
D. Thủ công nghiệp
Câu 15: Hiện nay, Việt Nam có bao nhiêu ngữ hệ?
A. 7
B. 5
C. 8
D. 4
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Đọc đoạn thông tin dưới đây.
Theo Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14-1-2011 về Công tác dân tộc: “Dân tộc đa số” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia. “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử vanban.chinhphu.vn)
a) Theo Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, thành phần dân tộc của nước ta được chia thành hai nhóm là dân tộc đa số và dân tộc thiểu số.
b) Việc phân chia dân tộc đa số hay dân tộc thiểu số ở nước ta căn cứ vào tỉ lệ số dân của dân tộc đó so với tổng dân số của cả nước và căn cứ vào trình độ phát triển của từng dân tộc.
c) Theo quy định của Chính phủ, dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm hơn một nửa tổng dân số của cả nước.
d) Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số năm 2019, tổng số dân của Việt Nam là 96,2 triệu người. Trong đó, dân tộc Tày có khoảng 1 845 492 triệu người. Như vậy, dân tộc Tày thuộc nhóm dân tộc thiểu số.
Câu 2: Đọc tư liệu sau:
“Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu, giá trị văn hóa bất diệt trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, trước những biến cố của thiên tai, địch họa, tinh thần đại đoàn kết, truyền thống “cố kết dân tộc” càng được bồi đắp và phát huy qua nhiều thế hệ. Trong công cuộc đổi mới đất nước, nhất là từ khi Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 12/3/2003, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” ra đời, đã có nhiều chủ trương mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đại đoàn kết toàn dân tộc được ban hành.”
(Mạch Quang Thắng, Phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, Tạp chí Quốc phòng toàn dân)
a) Truyền thống đại đoàn kết dân tộc Việt Nam chỉ phát huy trong những hoàn cảnh khó khăn do thiên tai hoặc chiến tranh.
b) Nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) khẳng định vai trò của đại đoàn kết trong xây dựng đất nước.
c) Giá trị văn hóa của tinh thần đại đoàn kết dân tộc Việt Nam đã tồn tại qua nhiều thế hệ và được khẳng định trong lịch sử hàng nghìn năm.
d) Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ đổi mới đất nước phụ thuộc hoàn toàn vào chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................