Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 02
Câu 1: Năm 1958, bãi cọc Bạch Đằng được tìm thấy tại khu vực nào?
A. Yên Giang
B. Uông Bí.
C. Hạ Long.
D. Ninh BÌnh.
Câu 2: Bãi cọc Yên Giang năm 1958 chứng minh cho điều gì trong lịch sử?
A. "Trận chiến trên sông Bạch Đằng" trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 2.
B. "Trận chiến trên sông Bạch Đằng" trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 1.
C. "Trận chiến trên sông Bạch Đằng" trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 3.
D. Không minh chứng cho sự kiện nào hết.
Câu 3: Khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng nằm ở đâu?
A. Thị xã Quảng Yên
B. Thị xã Châu Sơn.
C. Bãi Cháy.
D. Hồng Hà.
Câu 4: Con người nhận thức lịch sử dưới bao nhiêu góc độ?
A. Nhiều góc độ.
B. Không góc độ.
C. 2 góc độ.
D.1 góc độ.
Câu 5: Dựa trên câu chuyện Con ngựa gỗ thành Tơ-roa, ta thấy con người tìm hiểu về lịch sử về cuộc chiến tranh thành Tơ-roa thể hiện cách thức:
A. Nhận thức, phản ánh và phổ biến tri thức lịch sử của người xưa.
B. Quan sát, phản ánh và phổ biến tri thức lịch sử của người xưa.
C. Truyền miệng, phản ánh và phổ biến tri thức lịch sử của người xưa.
D. Ghi chép, phản ánh và phổ biến tri thức lịch sử của người xưa.
Câu 6: Sử học là môn khoa học có tính liên ngành vì:
A. Sử học là ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm phản ánh đầy đủ bức tranh toàn diện của đời sống con người và xã hội loài người.
B. Sử học là ngành khoa học có phạm vi nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm phản ánh đầy đủ bức tranh toàn diện của đời sống con người và xã hội loài người.
C. Sử học là ngành khoa học có nhiều người người nghiên cứu, liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm phản ánh đầy đủ bức tranh toàn diện của đời sống con người và xã hội loài người.
D. Sử học là ngành khoa học có ít người nghiên cứu, nhưng liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm phản ánh đầy đủ bức tranh toàn diện của đời sống con người và xã hội loài người.
Câu 7: Đối tượng nghiên cứu của Sử học là:
A. Toàn bộ quá khứ của loài người.
B. Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ: lịch sử tự nhiên, lịch sử vũ trụ,…
C. Những sự kiện lịch sử đã từng xảy ra.
D. Lịch sử, văn hóa của một cộng đồng người.
Câu 8: Khi nào Khu di tích Hoàng thành Thăng Long được công nhân là Di sản văn hóa Thế giới?
A. Ngày 31/07/2010
B. Ngày 31/07/2009
C. Ngày 30/07/2009
D. Ngày 30/07/2010
Câu 9: Để làm nổi bật giá trị của Khu di tích Hoàng thành Thăng Long Sử học đã khai thác các ngành khoa học nào?
A. Khảo cổ học.
B. Toán học.
C. Sinh học.
D. Triết học
Câu 10: Tỉnh nào dẫn đầu cả nước về phát triển du lịch?
A. Quảng Ninh
B. Hà Nội
C. Hồ Chí Minh
D. Đà Nẵng
Câu 11: Đâu là di sản văn hóa thiên nhiên?
A. Phố cổ Hội An
B. Vịnh Hạ Long
C. Thành nhà Hồ
D. Thánh địa Mỹ Sơn
Câu 12: Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng không nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Phát huy giá trị di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội.
B. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
C. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.
D. Góp phần biến đổi những giá trị văn hoá xưa, làm cơ sở phát triển văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.
Câu 13: Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá không phải là hoạt động
A. Tiến hành xây mới các di tích, hiện đại hoá di tích.
B. Đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc.
C. Đem lại hiệu quả thiết thực phát triển kinh tế, xã hội.
D. Hình thành ý thức trách nhiệm với cộng đồng xã hội và thế hệ mai sau.
Câu 14: Sử học có vai trò như thế nào với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá?
A. Nghiên cứu các sự kiện, nhân vật lịch sử, phục dựng bức tranh lịch sử, từ đó nghiên cứu cách thức bảo tồn các giá trị của di sản
B. Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các sự kiện, nhân vật lịch sử, di sản văn hoá.
C. Kết quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở chính để các nhà sử học thực hiện công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản.
D. Phục dựng bức tranh lịch sử, khẳng định giá trị của các di sản, là cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản.
Câu 15: Văn minh là gì?
A. Là trạng thái tiến hóa, phát triển cao của nền văn hóa và đối lập với nó là dã man, nguyên thủy.
B. Là khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người.
C. Là khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất.
D. Là các thành tựu do con người sáng tạo ra, có giá trị vật chất lẫn tinh thần.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................