Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo (bản word)

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 2

ĐỀ SỐ 05:

Câu 1: Kinh đô Cổ Loa của Nhà nước Âu Lạc thuộc địa bàn nào dưới đây?

A. Đông Anh (Hà Nội).                       

B. Phong Châu (Phú Thọ).

C. Trà Kiệu (Quảng Nam).                   

D. Chà Bàn (Bình Định).

Câu 2: Nét đặc sắc trong tín ngưỡng của người Việt cổ là

A. Thờ thần Mặt Trời, người chết và người có công với cách mạng.

B. Thờ thần sông, thần núi, người có công khai phá đất đai.

C. Sùng bái các hiện tượng tự nhiên, thần sông, thần núi.

D. Thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công.

Câu 3: Đặc điểm của bộ máy Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là

A. Đã hoàn chỉnh, do vua Hùng đứng đầu.

B. Khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua Hùng.

C. Đơn giản, sơ khai, chưa hoàn chỉnh.

D. Ra đời sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Câu 4: Điểm giống nhau trong cơ sở hình thành Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc là do:

A. Yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ kinh tế nông nghiệp và làm thủy lợi.

B. Yêu cầu liên minh giữa các bộ lạc với nhau để cùng phát triển kinh tế.

C. Thương nghiệp phát triển cần tập trung để hình thành những đội tàu buôn.

D. Yêu cầu của các gia đình sống chung với nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 5: Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu dưới đây: “Khu đền Ăng-co Vát và Ăng-co Thom ở Cam-pu-chia, Thạt Luổng ở Lào, tháp Chàm ở Việt Nam vừa mang dáng dấp kiến trúc ……………….., vừa có nét độc đáo riêng của nền văn hóa dân tộc, là những di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng thế giới”.

A. Trung Quốc.           

B. Thái Lan.                   

C. Ấn Độ.               

D. In-đô-nê-xi-a.

Câu 6: Thời kì phát triển mạnh mẽ của văn minh Đông Nam Á với nhiều thành tựu rực rỡ là giai đoạn: 

A. Từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV.

B. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV.

C. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

D. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI.

Câu 7: Từ khi người phương Tây bắt đầu có mặt ở Đông Nam Á, tôn giáo nào cũng xuất hiện và dần dần thâm nhập vào khu vực này?

A. Hồi giáo.             

B. Đạo giáo.             

C. Thiên Chúa giáo.         

D. Phật giáo.

Câu 8: Nhiều nước Đông Nam Á bước vào thời kì khủng hoảng, suy thoái và phải đối diện với sự xâm nhập của các nước phương Tây từ khi nào?

A. Từ thế kỉ XVI.

B. Từ thế kỉ XV.

C. Từ thế kỉ XVII.

D. Từ thế kỉ XI.

Câu 9: Văn minh của các nước Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chịu ảnh hưởng từ nền văn minh nào trong các ý dưới đây?

A. Ai Cập.

B. La Mã.

C. Tây Âu.

D. Trung Quốc.

Câu 10: Đánh giá nào dưới đây đúng nhất về nền văn hóa Đông Nam Á thời phong kiến?

A. Tiếp thu, chọn lọc văn hóa bên ngoài và xây dựng được nền văn hóa riêng với những giá trị tinh thần độc đáo.

B. Tiếp thu phần lớn những giá trị văn hóa bên ngoài, nhất là văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ.

C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa một số nước phương Tây được du nhập bởi những thương nhân châu Âu.

D. Mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa bên ngoài.

Câu 11: Tôn giáo nào đã du nhập vào nhiều nước thuộc khu vực Đông Nam Á từ thời cổ đại?

A. Đạo giáo.

B. Nho giáo.

C. Hồi giáo.

D. Hin - đu giáo.

Câu 12: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt, đó là

A. Mùa khô và mùa hanh.                           

B. Mùa khô và mùa mưa.

C. Mùa đông và mùa xuân.                         

D. Mùa thu và mùa hạ.

Câu 13: Nguồn gốc chung của các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử là

A. Nhu cầu chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí.

B. Phát minh ra các năng lượng, vật liệu mới.

C. Sự bùng nổ dân số và cạn kiệt về tài nguyên.

D. Nhu cầu cao của cuộc sống và sản xuất.

Câu 14: Nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là

A. Khoa học.           

B. Liên kết khu vực.       

C. Xu thế toàn cầu.       

D. Giáo dục.

Câu 15: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất nên còn được gọi là

A. Cách mạng điện tử.                         

B. Cách mạng cơ khí hóa.

C. Cách mạng số.                                   

D. Cách mạng tự động hóa.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay