Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối Bài 16: Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 16: Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc. Bộ trắc nghiệm gồm : Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và trắc nghiệm Đ/S. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức

 

BÀI 16: HỒ CHÍ MINH - ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

(40 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (19 CÂU)

Câu 1: Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành bắt đầu từ ngày

A. 02-06-1911.

B. 03-06-1911.

C. 04-06-1911.

D. 05-06-1911.

Câu 2: Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin trên báo

A. Người cùng khổ.

B. Nhân đạo.

C. Nhân dân.

D. Thanh niên.

Câu 3: Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc

  1. đưa bản yêu sách 8 điểm đến Hội nghị Véc-xai.
  2. tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
  3. đọc Sơ thảo luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
  4. thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 4: Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc

  1. tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
  2. tham gia thành lập Hôi liên hiệp thuộc địa.
  3. chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
  4. soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Câu 5: Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản vào thời gian nào?

A. 1920.

B. 1918.

C. 1917.

D. 1919.

Câu 6: Để chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực chuẩn bị về

  1. chính trị, tư tưởng.
  2. kinh tế, tư tưởng.
  3. văn hóa, chính trị.
  4. văn hóa, xã hội.

Câu 7: Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã

  1. Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pháp.
  2. Tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
  3. Tham dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản.
  4. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

Câu 8: Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên tại

  1. Hương Cảng (Trung Quốc).
  2. Quảng Châu (Trung Quốc).
  3. Phố Khâm Thiên (Hà Nội).
  4. 5D phố Hàm Long (Hà Nội).

Câu 9: Ngày 6-1-1930, tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập, chủ trì

  1. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
  2. Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương.
  3. Hội nghị lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
  4. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 10: Văn kiện được xem là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là

  1. Tuyên ngôn độc lập.
  2. Đường Kách mệnh.
  3. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt.
  4. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Câu 11: Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại

  1. Khâm Thiên (Hà Nội).
  2. Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng).
  3. Hương Cảng (Trung Quốc).
  4. Ba Vì (Hà Nội).

Câu 12: Tại hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập

  1. Mặt trận Liên Việt.
  2. Mặt trận Đồng minh.
  3. Mặt trận Việt Minh.
  4. Mặt trận thống nhất phản đế Đông Dương.

Câu 13: Mặt trận Việt Minh được thành lập vào thời gian nào?

A. Tháng 5-1942.

B. Tháng 5-1949.

C. Tháng 5-1941.

D. Tháng 5-1944.

Câu 14: “Làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, làm cho dân Việt Nam được sung sướng, tự do” là mục tiêu của

  1. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
  2. Chỉ thị đánh đuổi Nhật – Pháp.
  3. Cách mạng tháng Tám.
  4. Chương trình cứu nước của Việt Minh.

Câu 15: Khu Giải phóng Việt Bắc được thành lập vào thời gian nào?

A. Tháng 12-1944.

B. Tháng 6-1945.

C. Tháng 11-1941.

D. Tháng 2-1945.

Câu 16: Để giải quyết nạn đói Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước

  1. phát động phong trào “Nhường cơm sẻ áo”.
  2. thành lập Nha Bình dân học vụ.
  3. “Tăng gia sản xuất”.
  4. thành lập các đoàn quân Nam tiến.

Câu 17: Nhằm khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách của Chính phủ sau Cách mạng tháng Tám, nhân dân ta đã hưởng ứng phong trào nào?

  1. “Ngày đồng tâm”.
  2. “Tuần lễ vàng”.
  3. “Hũ gạo cứu đói”.
  4. “Nhường cơm sẻ áo”.

Câu 18: Ngày 5-1-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

  1. đọc bản Tuyên ngôn độc lập.
  2. gửi Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu.
  3. trì hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc.
  4. kí Hiệp ước Hoa – Pháp.

Câu 19: Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào thời gian nào?

A. Sáng 19-12-1946.

B. Trưa 19-12-1946.

C. Chiều 19-12-1946.

D. Tối 19-12-1946.

2. THÔNG HIỂU (14 CÂU)

Câu 1: Sự kiện nào sau đây giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”?

  1. Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917).
  2. Gửi đến Hội nghị Véc-xai bản yêu sách của nhân dân An Nam.
  3. Đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).
  4. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp (12-1920).

Câu 2: Ý nghĩa của sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước là

  1. chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam.
  2. mở ra giai đoạn phát triển mới cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.
  3. hoàn tất quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  4. chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 3: Việc Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cách mạng vô sản có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam đầu thế kỉ XX?

  1. Chấm dứt khủng hoảng về lực lượng cách mạng.
  2. Chấm dứt sự khủng hoảng về tổ chức cách mạng.
  3. Chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách mạng.
  4. Chấm dứt sự khủng hoảng về lãnh đạo cách mạng.

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phải là yếu tố tác động đến việc Nguyễn Ái Quốc lựa chọn đi theo con đường cách mạng vô sản năm 1920?

  1. Sự biến động của thời đại cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
  2. Yêu cầu tìm kiếm 1 con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam.
  3. Giai cấp tư sản, tiểu tư sản ở Việt Nam không đủ khả năng lãnh đạo cách mạng.
  4. Sự nhạy bén trong nhãn quan chính trị của Nguyễn Ái Quốc.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là luận điểm quan trọng về cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc?

  1. Chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.
  2. Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp.
  3. Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cách mạng giải phóng dân tộc ở nước thuộc địa có thể thành công trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
  4. Khẳng định vai trò của chính đảng vô sản trong thắng lợi của cách mạng.

Câu 6: Sự kiện nào sau đây là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?

  1. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925).
  2. Nguyễn Ái quốc hoàn thành lớp đào tạo cán bộ (1927).
  3. Ba tổ chức cộng sản của Việt Nam được thành lập (1929).
  4. Đảng viên Tân Việt Cách mạng đảng bị phân hóa (1929).

Câu 7: Ý nào dưới đây không phải là điểm lớn cần thảo luận và thống nhất của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản?

  1. Bỏ mọi xung đột cũ, thống nhất các nhóm cộng sản ở Đông Dương.
  2. Định kế hoạch việc thống nhất trong nước và cử một Ban Chấp hành Trung ương lâm thời.
  3. Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương Việt Nam.
  4. Thảo luận Chính cương và Điều lệ sơ lược của Đảng.

Câu 8 Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là gì?

  1. Làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
  2. Thực hiện cuộc cách mạng ruộng đất cho triệt để.
  3. Tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc.
  4. Đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng làm cách mạng dân tộc.

Câu 9: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định nhiệm vụ trước hết của cách mạng là gì?

  1. Giải phóng dân tộc.
  2. Giành ruộng đất cho dân cày.
  3. Đánh đổ phong kiến.
  4. Đánh đổ đế quốc, phong kiến.

Câu 10: Nhận xét nào sau đây đúng về Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941)? 

  1. Lần đầu tiên đặt ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
  2. Thực hiện chủ trương đấu tranh được đề ra từ các hội nghị trước đó của Đảng.
  3. Giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.
  4. Xác định hình thái khởi nghĩa là từ nông thôn đến thành thị.

Câu 11: Nội dung không phải là ý nghĩa của việc giải quyết những khó khăn về kinh tế – tài chính – văn hóa ở Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945?

  1. Góp phần đưa đất nước vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
  2. Bước đầu thể hiện tính ưu việt của chế độ mới.
  3. Chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài của dân tộc.
  4. Làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của các thế lực thù địch.

Câu 12: Để tiếp tục kéo dài thời gian hòa bình, tạo điều kiện chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

  1. kí Hiệp ước Hoa – Pháp.
  2. kí Hiệp định Sơ bộ.
  3. kí Hiệp định Giơ-ne-vơ.
  4. kí bản Tạm ước.

Câu 13: Nội dung không phải là vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?

  1. Hoạch định đường lối, phương châm kháng chiến: toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
  2. Chủ trì Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951) – Đại hội kháng chiến thắng lợi.
  3. Mở rộng các hoạt động ngoại giao (với nhân dân Pháp tiến bộ, các nước xã hội chủ nghĩa và các nước Đông Dương).
  4. Chỉ đạo các chiến dịch quân sự trong kháng chiến chống thực dân Pháp trên chiến trường.

Câu 14: Chủ trương của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) là

  1. hàn gắn vết thương sau chiến tranh.
  2. phát triển kinh tế và nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.
  3. xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.
  4. thúc đẩy quan hệ với các nước Đông Nam Á.

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức quần chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi... Đảng có vững thì cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy... Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê-nin...” được trích trong

  1. Đường Kách mệnh.
  2. Báo Người cùng khổ.
  3. Kháng chiến nhất định thắng lợi.
  4. Bản án chế độ thực dân Pháp.

Câu 2: Tại hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào?

  1. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản đảng.
  2. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
  3. Đông Dương Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.
  4. An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Câu 3: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” được trích dẫn trong văn kiện nào dưới đây?

  1. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến (12-12-1946).
  2. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19-12-1946).
  3. Tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi (1947).
  4. Chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.

Câu 4: “Bất kì đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”. Đoạn trích trên trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” đã thể hiện rõ tư tưởng

  1. kháng chiến toàn diện.
  2. trường kì kháng chiến.
  3. kháng chiến toàn dân.
  4. kháng chiến nhất định thắng lợi.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

=> Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài 16: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay