Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều Ôn tập Chương 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Câu 1: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, nguy cơ nào do các nước đế quốc gây ra mà chi phối trực tiếp đến lịch sử của nhiều nước Á, Phi, trong đó có Việt Nam?

  1. Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế.
  2. Sự hình thành các tổ chức độc quyền.
  3. Tăng cường xâm lược thuộc địa.
  4. Chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trường thế giới.

Câu 2: Ngày 01/08/1914 diễn ra sự kiện gì?

  1. Áo – Hung tuyên chiến với Pháp
  2. Italy tuyên chiến với Anh
  3. Đức tuyên chiến với Nga
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Tình hình chính trị đặc biệt ở nước Nga sau cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 là:

  1. Bộ máy chính quyền của giai cấp công nhân, nông dân và binh lính được thiết lập.
  2. Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, chế độ cộng hoà tư sản được thiết lập.
  3. Hai chính quyền song song tồn tại – Chính phủ lâm thời tư sản và các xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính.
  4. Nhân dân Nga ủng hộ chính quyền mới tiếp tục tham gia chiến tranh thế giới nhằm giành lại những vùng lãnh thổ đã mất trong chiến tranh.

Câu 4: Biểu hiện quan trọng nhất của sự xuất hiện chủ nghĩa đế quốc là:

  1. Xuất hiện giai cấp tư sản và vô sản.
  2. Sự hình thành các công ti độc quyền dưới các hình thức khác nhau ở các nước.
  3. Các nước tư bản phương Tây đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa.
  4. Mâu thuẫn xã hội ở các nước tư bản diễn ra gay gắt.

Câu 5: Câu nào sau đây không đúng khi nói về tình hình kinh tế, chính trị của nước Mỹ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

  1. Nền Cộng hoà thứ ba được thành lập nhưng thường xuyên xảy ra khủng hoảng nội các. Chính phủ Cộng hoà thi hành chính sách đàn áp nhân dân và các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân.
  2. Ngay từ cuối thế kỉ XVIII, Mỹ đã tăng cường bành trướng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, gây chiến với Tây Ban Nha (chiếm Philippines và Cuba).
  3. Thông qua viện trợ kinh tế, đầu tư, can thiệp quân sự, Mỹ đã biến Trung và Nam Mỹ thành khu vực độc quyền ảnh hưởng của mình.
  4. Đảng Cộng Hoà diện diện cho những “ông trùm” công nghiệp và tài chính.

Câu 6: Việc người dân vùng dậy lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng gọi là gì?

  1. Cách mạng tháng Hai
  2. Cách mạng tháng Mười
  3. Cách mạng vô sản Nga
  4. Cách mạng tư sản Nga

Câu 7: Vì sao trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển với tốc độ nhanh chóng chưa từng thấy?

  1. Áp dụng tiến bộ của nhiều phát minh khoa học, kĩ thuật vào sản xuất.
  2. Đẩy mạnh xâm lược và cướp bóc thuộc địa.
  3. Các nước cùng hợp tác để phát triển.
  4. Tiến hành các cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau.

Câu 8: Trên lĩnh vực chính trị - quân sự, Hội đồng Công xã Pa-ri đã ban hành chính sách nào sau đây?

  1. Tiếp quản các nhà máy và giao cho công nhân kiểm soát.
  2. Giáo dục công miễn phí và không dạy giáo lí trong nhà trường.
  3. Giải thể quân đội thường trực, trang bị vũ khí cho dân chúng.
  4. Phân chia những ngôi nhà không có người ở cho dân nghèo.

Câu 9: Ý nào không phải là biểu hiện của sự xuất hiện chủ nghĩa đế quốc?

  1. Sự ra đời các công ti độc quyền lớn, lũng đoạn và chi phối nền kinh tế, chính trị và xã hội ở các nước.
  2. Sự dung hợp giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng, hình thành nên tư bản tài chính.
  3. Các nước tư bản đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa.
  4. Sự xuất hiện của giai cấp công nhân.

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Nếu không xảy ra sự kiện Thái tử Áo – Hung bị sát hại tại Serbia thì cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất không thể xảy ra.
  2. Pháp tuy là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất nhưng bị thiệt hại nặng nề.
  3. Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất muộn, giai đoạn đầu chỉ đóng vai trò cung cấp vũ khí cho hai bên tham chiến để thu lợi nhuận.
  4. Là một thuộc địa của Pháp, nhưng tuy ở xa chiến trường chính châu Âu nhưng Việt Nam vẫn ít nhiều bị tác động bởi chiến tranh.

Câu 11: Ý nào sau đây thể hiện chính sách đối nội của nước Đức cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

  1. Đức phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa, vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mỹ).
  2. Đức là một nước liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến.
  3. Giới cầm quyền Đức chủ trương chạy đua vũ trang, dùng vũ lực để chia lại thuộc địa trên thế giới.
  4. Sau khi thống nhất đất nước, quá trình tập trung sản xuất và tư bản diễn ra mạnh mẽ ở Đức, dẫn đến việc hình thành các công ti độc quyền.

Câu 12: Khi mới hình thành, phe Liên minh gồm những nước nào?

  1. Đức, Anh, Pháp.
  2. Đức, Áo - Hung, Italia.
  3. Nga, Đức, Italia.
  4. Anh, Pháp, Nga.

Câu 13: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các chính sách của Hội đồng Công xã Pa-ri?

  1. Tiếp quản các nhà máy và giao cho công nhân kiểm soát.
  2. Tăng học phí và thực hiện giảng dạy giáo lí trong nhà trường.
  3. Giải thể quân đội thường trực, trang bị vũ khí cho dân chúng.
  4. Phân chia những ngôi nhà không có người ở cho dân nghèo.

Câu 14: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên đã diễn ra vì:

  1. Tranh giành thuộc địa.
  2. Sự phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc.
  3. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong chính sách cai trị thuộc địa.
  4. Tranh giành quyền sở hữu các công ti độc quyền lớn.

Câu 15: Đến những năm cuối thế kỉ XIX, điểm nổi bật nhất của nền công nghiệp Đức là:

  1. Đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
  2. Vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mỹ).
  3. Xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp.
  4. Trở thành nước công nghiệp.

Câu 16: Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào thời gian nào?

  1. Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
  2. Vào đầu thế kỉ XIX
  3. Cuối thế kỉ XVIII.
  4. Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.

Câu 17: Cơ quan cao nhất của nhà nước kiểu mới được bầu ra theo nguyên tắc:

  1. Tiến cử.
  2. Bầu cử.
  3. Căn cứ vào vai trò của từng cá nhân trong cách mạng.
  4. Phổ thông đầu phiếu.

Câu 18: Thành viên nào của Chính phủ lâm thời không bị bắt trong đêm 25 – 10 (7 – 11)?

  1. Nga hoàng Nikolai II
  2. Thủ tướng Kerensky
  3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Joseph Joffre
  4. Tổng thống Ewald von Lochow

Câu 19: Bức tranh biếm hoạ sau thể hiện điều gì?

  1. Ăn bánh không dễ dàng
  2. Sự phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc “già” và “trẻ”
  3. Sự tranh giành, mâu thuẫn trong nội bộ các nước đế quốc
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 20: Thành tựu nổi bật nhất của phong trào cách mạng thế giới trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra là:

  1. Cách mạng dân chủ tư sản lần thứ hai ở Nga (2 – 1917) giành thắng lợi.
  2. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công, nước Nga Xô viết ra đời.
  3. Cách mạng tháng 11 – 1918 ở Đức đã lật đổ chế độ quân chủ, thiết lập chế độ cộng hoà.
  4. Phong trào cách mạng dâng cao ở nhiều nước châu Âu, châu Á, kết thành làn sóng mạnh mẽ.

Câu 21: Câu nào sau đây không đúng về sự hình thành chủ nghĩa đế quốc vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

  1. Sự cạnh tranh gay gắt dẫn tới quá trình tập trung sản xuất và tư bản, dần hình thành các công ty độc quyền lớn dưới những hình thức khác nhau như: cartel ở Đức, syndicat ở Pháp, trust ở Mỹ,…
  2. Sự tập trung sản xuất, tập trung nguồn vốn lớn đã dẫn đến sự hình thành những chính phủ lớn trực tiếp tham gia kinh doanh công nghiệp.
  3. Tầng lớp tư bản tài chính chú trọng hoạt động xuất khẩu tư bản, bao gồm: đầu tư sản xuất, kinh doanh ở các nước thuộc địa và phụ thuộc,…
  4. Sự xuât hiện của các tổ chức độc quyền, sự ra đời của tư bản tài chính, hoạt động xuất khẩu tư bản và tranh giành thuộc địa,… là những dấu hiệu cơ bản đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc.

Câu 22: “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” là một văn kiện quan trọng với những luận điểm cơ bản:

  1. Về sự phát triển của xã hội loài người và sứ mệnh của giai cấp công nhân.
  2. Về vai trò và sứ mệnh của giai cấp tư sản.
  3. Về sự thành lập nền chuyên chính vô sản.
  4. Về sự phát triển của xã hội loài người.

Câu 23: Nguyên nhân châm ngòi cho sự bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất là:

  1. Các nước đế quốc mâu thuẫn gay gắt với nhau vì thị trường và thuộc địa.
  2. Anh – Đức tranh chấp nhau quyết liệt về quyền lợi ở Trung Quốc.
  3. Thái tử Áo – Hung bị ám sát ở Serbia.
  4. Đức tuyên chiến với Nga, sau đó là Pháp

Câu 24: Quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Petrograd và bao vây Cung điện Mùa Đông vào thời gian nào?

  1. 02/1917
  2. 24/10/1917 (06/11 theo dương lịch)
  3. 25/10/1917 (07/11 theo dương lịch)
  4. Đầu năm 1918

Câu 25: “Mỗi thành phố lớn đều có một hoặc nhiều khu nhà ổ chuột là nơi giai cấp lao động sống chen chúc....; đây là những căn nhà tồi tàn nhất trong khu tồi tàn nhất của thành phố,... Đường phố ở đây cũng thường không được lát, bẩn thỉu, có nhiều ổ gà, đẩy rác rưởi và xác sinh vật,.., thường xuyên có nhiều vũng nước hôi thối".

Đoạn trên đây nói về:

  1. Vẻ đẹp của thành phố Copenhagen thế kỉ XVIII
  2. Ô nhiễm môi trường ở châu Âu sau Cách mạng công nghiệp
  3. Điều kiện sống của công nhân Anh thế kỉ XIX
  4. Điều kiện sống của người dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX

 

=> Giáo án Lịch sử 8 cánh diều Bài 9: Các nước Âu – Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay