Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối Ôn tập Chương 3: Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 3: Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 3: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

Câu 1: Đến đầu thế kỉ XVI, Mạc Đăng Dung đã làm gì để tiêu diệt các thế lực đối địch và thâu tóm mọi quyền hành?

  1. Lợi dụng xung đột giữa các phe phái
  2. Đem quân đi tạo phản
  3. Mua chuộc các phe phái
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Ngày 25/01/1789 diễn ra sự kiện nào?

  1. Quân Tây Sơn vây đồn Hà Hồi
  2. Quân Thanh bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ khí giới đầu hàng
  3. Quân Tây Sơn vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt đồn tiền tiêu của giặc
  4. Quân Thanh quét sạch quân xâm lược Thanh tại thành Thăng Long

Câu 3: Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ:

  1. Thuận Hoá
  2. Thanh Hoá
  3. Cà Mau
  4. Hà Nội

Câu 4: Cuối năm 1788, nhà Thanh cử ai đem 29 vạn quân sang xâm lược nước ta?

  1. Niên Canh Nghiêu
  2. Ngao Bái
  3. Tôn Sĩ Nghị
  4. Ngô Tam Quế

Câu 5: Đây là bài thơ “Thương loạn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ phản ánh hệ quả của cuộc chiến nào?

Cả một vùng từ đông sang tây

Đồng ruộng chẳng có gì cày cấy

Chiến tranh cứ nối tiếp nhau

Tai hoạ thật là cùng cực.

  1. Chiến tranh Nam – Bắc triều
  2. Trịnh – Nguyễn phân tranh
  3. Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh
  4. Quân Minh tấn công quân của Lê Lợi

Câu 6: Ở Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII, tại sao nông nghiệp phát triển rõ rệt, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long?

  1. Vì người dân ở đây mua được các loại máy móc, phân đạm hiện đại của người phương Tây.
  2. Vì chính quyền chúa Nguyễn tổ chức khai hoang và có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
  3. Vì người dân ở đây không biết làm gì ngoài làm nông nghiệp.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Nghĩa quân Tây Sơn đã dùng chiến thuật nào để đối đầu với quân Xiêm?

  1. Nhử đối phương vào trận đại mai phục rồi tập kích bất ngờ
  2. Vườn không nhà trống
  3. Đánh trực diện
  4. Trận đồ bát quái

Câu 8: Phủ Gia Định không bao gồm tỉnh nào?

  1. Nghệ An
  2. Đồng Nai
  3. Bình Dương
  4. Tiền Giang

Câu 9: Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu kéo dài được bao lâu?

  1. 1 năm
  2. 10 năm
  3. 50 năm
  4. 150 năm

Câu 10: Câu nào không đúng về cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất?

  1. Hoàng Công Chất tập hợp dân nghèo ở Sơn Nam khởi nghĩa.
  2. Ông xây dựng căn cứ ở Điện Biên và được nhân dân Tây Bắc hết lòng ủng hộ.
  3. Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống.
  4. Sau khi ông bị quân triều đình giết năm 1769 thì cuộc khởi nghĩa cũng kết thúc.

Câu 11: Theo “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, nạn đói ở Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII khủng khiếp đến mức nào?

  1. Dân phiêu tán dắt díu nhau đi kiếm ăn đầy đường
  2. Giá gạo cao vọt, một trăm đồng tiền không được một bữa no
  3. Phủ chúa cũng thiếu gạo
  4. Cả A và B.

Câu 12: Đâu là sản phẩm được làm ra trong các thế kỉ XVI – XVIII?

Câu 13: Nguyễn Danh Phương tập hợp nghĩa quân xây dựng căn cứ ở:

  1. Tam Đảo
  2. Sơn Tây
  3. Tuyên Quang
  4. Thăng Long

Câu 14: Khi nhà Mạc được thành lập thì một bộ phận quan lại trung thành với triều Lê đã:

  1. Chuyển sang trung thành với triều Mạc.
  2. Ra sức chống lại nhằm khôi phục vương triều Lê.
  3. Bị Mạc Đăng Dung giết sạch.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Năm 1545 có sự kiện gì?

  1. Nguyễn Hoàng chết, thế lực của Nguyễn Kim ngày càng lớn mạnh.
  2. Nguyễn Kim chết, thế lực của Nguyễn Hoàng ngày càng lớn mạnh.
  3. Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền.
  4. Trịnh Kiểm chết, con rể là Nguyễn Hoàng lên thay, nắm toàn bộ binh quyền

Câu 16: Đến cuối thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn không làm chủ vùng đất/biển nào?

  1. Vùng đất rộng lớn từ phía nam dải Hoành Sơn đến mũi Cà Mau
  2. Các đảo, quần đảo ở Biển Đông
  3. Vịnh Thái Lan
  4. Vùng đất núi cao phía Bắc

Câu 17: Đâu không phải tác động/ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?

  1. Các phong trào cuối cùng đều thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử
  2. Phong trào đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia
  3. Các phong trào thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bất công
  4. Phong trào đã buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,...

Câu 18: Câu nào không đúng về tình trạng Đàng Ngoài vào giữa thế kỉ XVIII?

  1. Ruộng đất của nông dân bị địa chủ, quan lại lấn chiếm.
  2. Tình trạng hạn hán, lụt lội dẫn đến nạn mất mùa liên tiếp xảy ra.
  3. Đê sông Hồng, sông Mã nhiều năm bị vỡ làm cho nhà cửa bị ngập, sản xuất nông nghiệp đình đốn.
  4. Thủ công nghiệp, thương nghiệp may nhờ việc làm ăn với nước ngoài nên không bị sa sút.

Câu 19: Nhận thấy sự bất lực của nhà Lê, năm 1527, Mạc Đăng Dung đã:

  1. Đưa quân di dẹp loạn, đảm bảo sự yên bình cho triều đình
  2. Ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc
  3. Thay vua Lê nhiếp chính
  4. Về quê quy ẩn

Câu 20: Sự kiện gì xảy ra năm 1757?

  1. Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay
  2. Liên quân Hà Lan tấn công vùng đất Nam
  3. Chúa Nguyễn triển khai xây dựng công ty đường biển Hội An
  4. Triều đại của chúa Nguyễn sụp đổ.

Câu 21: Cùng với công cuộc khai phá vùng đất phía Nam, các chúa Nguyễn cũng thực thi chủ quyền đối với các đảo, quần đảo ở Biển Đông, trong đó có hai quần đảo lớn là:

  1. Hoàng Sa và Trường Sa
  2. Tây Sa và Tam Sa
  3. Trường Sa và đảo Phú Quốc
  4. Hoàng Sa và đảo Phú Quốc

Câu 22: Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh/thành nào hiện nay?

  1. Thừa Thiên Huế
  2. Đà Nẵng
  3. Hải Nam
  4. Cao Hùng

Câu 23: Đoạn sau đây trình bày nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII:

“(1) Mặt yếu cơ bản của phong trào nông dân thời kỳ này là bế tắc về đường lối. (2) Các cuộc khởi nghĩa chỉ thể hiện sự phản kháng quyết liệt của những người bị trị cùng khổ đối với một chính quyền tham nhũng bạo tàn. (3) Họ không có được một ý tưởng nào cao hơn chủ nghĩa bình quân “lấy của nhà giàu chia cho người nghèo” và ý chí quyết tâm của các lãnh tụ cũng không vượt ra khỏi quan niệm "bảo dân", "được làm vua, thua làm giặc". (4) Thêm vào đó, căn tính phân tán cục bộ, thiếu tổ chức kỷ luật, dễ thỏa mãn của nông dân là nhân tố thường xuyên làm suy yếu các phong trào. (5) Trước một lực lượng còn tương đối mạnh của chính quyền họ Trịnh, sự thất bại của các phong trào là không tránh khỏi.”

Câu nào trong đoạn trên không đúng?

  1. (1), (3)
  2. (1), (2), (5)
  3. (4)
  4. Không có câu nào.

Câu 24: Nguyễn Kim khi còn ở triều Lê là:

  1. Một quan văn
  2. Một quan võ
  3. Một Hầu tước
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 25: Đâu không phải hệ quả của chiến tranh Nam – Bắc triều?

  1. Chiến tranh diễn ra trong một thời gian dài, đất nước bị chia cắt
  2. Cả vùng Thanh – Nghệ và đồng bằng Bắc Bộ đều là chiến trường.
  3. Làng mạc bị tàn phá; sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ; trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.
  4. Người dân có thêm kinh nghiệm sống trong đói khổ.

 

=> Giáo án Lịch sử 8 kết nối bài 5: Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay