Phiếu trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 1: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 1: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 4 cánh diều

BÀI 1: LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

(20 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Các phương tiện để hỗ trợ cho bộ môn lịch sử và địa lý là?

  1. Bản đồ.
  2. Lược đồ.
  3. Biểu đồ.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2. Biểu đồ là hình vẽ thể hiện?

  1. Một khu vực trên trái đất
  2. Toàn bộ bề mặt trái đất.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.

Câu 3. Tỉ lệ bản đồ được thể hiện ở đâu?

  1. Góc dưới cùng bên phải.
  2. Góc dưới cùng bên trái.
  3. Góc trên cùng bên phải.
  4. Góc trên cùng bên trái.

Câu 4. Biểu đồ là?

  1. Hình vẽ thể hiện trực tiếp số liệu của đối tượng.
  2. Hình vẽ thể hiện trực quan mối quan hệ về số liệu của các đối tượng.
  3. Hình vẽ thể hiện ý đồ mà tác giả muốn nhắc đến.
  4. Hình vẽ thể hiện mối quan hệ giữa số liệu và chất liệu sản phẩm.

Câu 5. Số liệu của biểu đồ cột thường được viết ở vị trí nào?

  1. Ở trên các cột.
  2. Ở trong các cột.
  3. Ở giữa các cột.
  4. Ở dưới các cột.

Câu 6. Các biểu đồ thường được sử dụng là?

  1. Biểu đồ cột.
  2. Biểu đồ tròn.
  3. Biểu đồ đường.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7. Tên biểu đồ được ghi ở vị trí nào?

  1. Ở trên hoặc dưới biểu đồ.
  2. Ở giữa biểu đồ.
  3. Ở bên trái biểu đồ.
  4. Ở bên phải biểu đồ.

Câu 8. Đơn vị tính biểu đồ được đặt trong dấu?

  1. Dấu ngoặc kép.
  2. Dấu hai chấm.
  3. Dấu ngoặc đơn.
  4. Dấu sao.

Câu 9. Tranh ảnh được sử dụng trong môn lịch sử và địa lý là?

  1. Bức vẽ, bức ảnh được vẽ hoặc chụp lại các sự kiện.
  2. Bức vẽ, bức ảnh được vẽ hoặc chụp lại các nhân vật.
  3. Bức vẽ, bức ảnh được vẽ hoặc chụp lại các hiện tượng địa lý cụ thể.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10. Các hiện vật lịch sử là?

  1. Những di tích, đồ vật… được con người lưu giữ lại.
  2. Những di tích, đồ vật đã cũ không còn được lưu giữ.
  3. Những di tích, đồ vật đã mất hoặc không tồn tại.
  4. Những di tích, đồ vật do con người phát Thảo.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Sắp xếp các bước cơ bản để sử dụng hiệu quả bản đồ, lược đồ là?

1) Đọc bản chú giải để biết đối tượng thể hiện trên bản đồ, lược đồ.

2) Tìm đối tượng lịch sử hoặc địa lý trên bản đồ, lược đồ dựa vào ký hiệu và màu sắc.

3) Đọc tên bản đồ, lược đồ để biết nội dung chính được thể hiện là gì.

  1. 3 – 1 – 2.
  2. 1 – 2 – 3.
  3. 2 – 1 – 3.
  4. 1 – 3 – 2.

Câu 2. Sắp xếp các bước cơ bản để sử dụng hiệu quả biểu đồ là?

1) Quan sát biểu đồ để xác định các đối tượng cụ thể trên biểu đồ.

2) So sánh và nhận xét về các đối tượng được thể hiện trên biểu đồ.

3) Đọc tên biểu đồ để biết nội dung được thể hiện là gì.

  1. 1 – 2 – 3.
  2. 2 – 1 – 3.
  3. 3 – 1 – 2.
  4. 1 – 3 – 2.

Câu 3. Các chiều di chuyển của sự vật, sự việc được ký hiệu bằng?

  1. Dấu gạch ngang.
  2. Mũi tên.
  3. Các dấu chấm.
  4. Đường kẻ dọc.

Câu 4. Sắp xếp các bước cơ bản để sử dụng hiệu quả tranh, ảnh là?

1) Tìm hiểu tranh ảnh bằng cách đặt câu hỏi.

2) Đọc tên tranh ảnh để xác định nội dung khái quát.

3) Nhận xét về nội dung được phản ánh trong tranh ảnh.

  1. 2 – 3 – 1.
  2. 3 – 1 – 2.
  3. 1 – 3 – 2.
  4. 2 – 1 – 3.

Câu 5. Sắp xếp các bước cơ bản để sử dụng hiệu quả hiện vật là?

1) Đọc tên của hiện vật.

2) Nêu nhận xét về người/ nhóm cư dân đã tạo ra hoặc sở hữu hiện vật đó.

3) Tìm hiểu hiện vật bằng cách đặt câu hỏi

  1. 2 – 1 – 3.
  2. 1 – 2 – 3.
  3. 1 – 3 – 2.
  4. 3 – 1 – 2.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1. Biểu đồ hình tròn được sử dụng để?

  1. Thể hiện tiến trình vận động, phát triển của sự vật.
  2. Thể hiện cơ cấu, tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể.
  3. Thể hiện mối quan hệ giữa các số liệu của sự vật.
  4. Thể hiện tình hình phát triển, so sánh tương quan qua các đại lượng.

Câu 2. Biểu đồ cột được sử dụng để?

  1. Thể hiện mối quan hệ giữa các số liệu của sự vật.
  2. Thể hiện tiến trình vận động, phát triển của sự vật.
  3. Thể hiện cơ cấu, tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể.
  4. Thể hiện tình hình phát triển, so sánh tương quan qua các đại lượng.

Câu 3. Biểu đồ đường được sử dụng để?

  1. Thể hiện tiến trình phát triển, động thái phát triển của một đối tượng hay một nhóm đối tượng.
  2. Thể hiện tiến trình vận động, phát triển của sự vật.
  3. Thể hiện cơ cấu, tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể.
  4. Thể hiện tình hình phát triển, so sánh tương quan qua các đại lượng.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1. lệ phần trăm của biểu đồ tròn là?

  1. 70%
  2. 80%
  3. 90%
  4. 100%

Câu 2. Tranh ảnh được sử dụng trong môn học cần phải đạt tiêu chuẩn nào?

  1. Thể hiện đúng đối tượng.
  2. Ảnh bị mờ, rách.
  3. Đối tượng thể hiện trong ảnh không cần chính xác.
  4. Ảnh rõ nét những không thể hiện đúng đối tượng.


 

 

=> Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 1: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử và địa lí 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay