Phiếu trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 9: Thăng Long – Hà Nội

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9: Thăng Long – Hà Nội. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 9: THĂNG LONG – HÀ NỘI

(25 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Hà Nội nằm ở vùng trung tâm nào?

  1. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  2. Vùng Bắc Trung Bộ.
  3. Vùng đồng bằng Bắc bộ.
  4. Vùng Đông Nam Bộ.

Câu 2. Qua các thời kỳ lịch sử, Hà Nội có những tên gọi nào?

  1. Tống Bình.
  2. Đại La.
  3. Thăng Long.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3. Dưới thời vua lý công uẩn, Hà Nội có tên gọi là?

  1. Thăng Long.
  2. Đông Đô.
  3. Đông Quan.
  4. Đại La.

Câu 4. Ở tên gọi Hà Nội được đặt dưới thời vua nào?

  1. Vua Tự Đức.
  2. Vua Minh Mạng.
  3. Vua Khải Định.
  4. Vua Bảo Đại.

Câu 5. Bốn ngôi đền nằm ở bốn phía của thành Thăng Long được gọi là?

  1. Thăng Long tứ phủ.
  2. Thăng Long tứ thánh.
  3. Thăng Long tứ trấn.
  4. Thăng Long tứ mẫu.

Câu 6. Bốn ngôi đền tứ trấn được dựng nhằm mục đích gì?

  1. Thờ các vị danh nhân lịch sử.
  2. Thờ các vị Nho học.
  3. Thờ các vị hiền triết.
  4. Thờ các vị thần linh.

Câu 7. Di tích nằm Ở trung tâm thủ đô Hà Nội là?

  1. Hồ Ba Mẫu.
  2. Hồ Gươm.
  3. Hồ Tây.
  4. Hồ Bảy Mẫu.

Câu 8. Để hủy diệt thành phố Hà Nội, Mỹ đã có những hành động như thế nào?

  1. Ném boom huỷ diệt Hà Nội.
  2. Cho xây dựng bệnh viện.
  3. Cho xây dựng trường học.
  4. Cung cấp lương thực cho người dân.

Câu 9. Đâu không phải là tên một làng nghề truyền thống ở Hà Nội?

  1. Làng mây tre đàn Phú Vinh.
  2. Làng tranh Đông Hồ.
  3. Làng lụa Vạn Phúc.
  4. Làng gốm Bát Tràng.

Câu 10. Đâu là di tích lịch sử - Văn hóa nổi tiếng ở Hà Nội?

  1. Chùa Một Cột.
  2. Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
  3. Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
  4. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Bốn di tích của kinh thành Thăng Long là nơi thờ bốn vị thần trấn giữ 4 phương của kinh

thành, còn được gọi là “Thăng Long tứ trấn” gồm những di tích nào?

  1. Đền Đồng Cổ, Đền Đồng Nhân, Đền Kim Ngưu, Đền Vệ Quốc.
  2. Đền Ngọc Sơn, Đền Ngọc Liên, Đền Phù Ủng, Đền Yên Thành.
  3. Đền Quán Thánh, Đền-Đình Kim Liên, Đền Bạch Mã, Đền Voi Phục.
  4. Đền Ngọc Liên, Đền Vệ Quốc, Đền Đồng Cổ, Đền Bạch Mã.

Câu 2. Đền Bạch mã nằm ở phía?

  1. Phía bắc.
  2. Phía đông.
  3. Phía nam.
  4. Phía tây.

Câu 3. Đền voi Phục nằm ở phía?

  1. Phía bắc.
  2. Phía đông.
  3. Phía nam.
  4. Phía tây.

Câu 4. Đền kim Liên nằm ở phía?

  1. Phía bắc.
  2. Phía đông.
  3. Phía nam.
  4. Phía tây.

Câu 5. Đền Quán Thánh nằm ở phía?

  1. Phía bắc.
  2. Phía đông.
  3. Phía nam.
  4. Phía tây.

Câu 6. Việc thờ các vị thần ở nơi “Thăng Long tứ trấn” nhằm mục đích gì?

  1. Bảo vệ kinh thành Thăng Long.
  2. Cầu mong mựa thuận gió hòa.
  3. Cầu mong mùa màng bội thu.
  4. Tưởng nhớ công đức của các vị thần.

Câu 7. Hồ gươm còn có tên gọi khác là?

  1. Hồ Ngọc Trai.
  2. Hồ Trúc Bạch.
  3. Hồ Hoàn Kiếm.
  4. Hồ Thành Công.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Di tích lịch sử - Văn hóa Hồ Gươm gắn liền với sự tích nào?

  1. Vùa Hùng kén rể.
  2. Vết chân của Thánh Gióng.
  3. Lê Lợi trả gươm thần.
  4. Lang Liêu được thần mách bảo.

Câu 2. Vì sao vua nhận định Thăng Long là vùng đất tốt lành?

  1. Là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương.
  2. Được thế rồng cuộn hổ ngồi.
  3. Muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3. Tên gọi Hà Nội chính thức xuất hiện vào năm nào?

  1. Năm 1830.
  2. Năm 1831.
  3. Năm 1832.
  4. Năm 1833.

Câu 4. Đâu không phải là di tích lịch sử ở Hà Nội?

  1. Cố đô Huế.
  2. Cầu Long Biên.
  3. Nhà tủ Hỏa Lò.
  4. Hồ Hoàn Kiếm.

Câu 5. Sau chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” tháng 12 năm 1972, Hà Nội được ngợi ca là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”. Bạn hãy cho biết, trận “Điện Biên Phủ trên không” của quân dân Hà Nội diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  1. Từ đêm ngày 18-12 đến đêm 29 rạng sáng ngày 30-12-1972.
  2. Từ chiều ngày 18-12 đến đêm 29 rạng sáng ngày 30-12-1972.
  3. Từ sáng ngày 19-12 đến rạng sáng ngày 31-12-1972.
  4. Từ sáng ngày 19-12 đến rạng sáng ngày 30-12-1972.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Thành phố Hà Nội trở thành thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm nào?

  1. Năm 1975.
  2. Năm 1976.
  3. Năm 1977.
  4. Năm 1978

Câu 2. Làng nghề gốm sứ truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội là?

  1. Bát Tràng.
  2. Vạn Phúc.
  3. Phú Vinh.
  4. Nón Chuông.

Câu 3. Vì sao Hà Nội là trung tâm đầu não của quốc gia?

  1. Vì Hà Nội là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa.
  2. Vì Hà Nội là cửa ngõ kinh tế, nối liền các vùng miền.
  3. Vì Hà Nội là nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương.
  4. Vì Hà Nội là nơi có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm.

 

=> Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 9: Thăng Long – Hà Nội

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử và địa lí 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay