Phiếu trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 5: Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 5: ĐỀN HÙNG VÀ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

(25 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Khu di tích đền Hùng nằm ở đâu?

  1. Tuyên Quang.
  2. Hà Nội.
  3. Phú Thọ.
  4. Ninh Bình.

Câu 2. Công trình kiến trúc của đền Hùng gồm có?

  1. Đền Tổ Mẫu Âu Cơ.
  2. Đền Thượng.
  3. Lăng Vua Hùng.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3. Lễ giỗ tổ đền Hùng được tổ chức vào ngày nào?

  1. Ngày 10/2 hằng năm.
  2. Ngày 10/3 hằng năm.
  3. Ngày 10/4 hằng năm.
  4. Ngày 10/5 hằng năm.

Câu 4. Lễ hội đền Hùng được tổ chức nhầm mục đích gì?

  1. Tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vị vua Hùng.
  2. Tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao những vị anh hùng thời Lý.
  3. Tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao những vị anh hùng thời Trần.
  4. Tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao những vị anh hùng thời Lê.

Câu 5. Giỗ tổ Hùng Vương – lễ hội đền Hùng gồm có mấy phần? Đó là những phần nào?

  1. Gồm có một phần là phần lễ.
  2. Gồm có hai phần là phần lễ và phần hội.
  3. Gồm có ba phần là phần mở đầu, phần lễ và phần hội.
  4. Gồm có bốn phần là phần mở đầu, phần lễ, phần hội và phần kết thúc.

Câu 6. Phần lễ của giỗ tổ Hùng Vương - lễ hội đền Hùng gồm có?

  1. Rước kiệu, cầu khấn và phát cơm.
  2. Rước kiệu, dâng hương và phát cơm.
  3. Rước kiệu, dâng hương và rải tiền vàng.
  4. Rước kiệu, lễ tế và dâng hương.

Câu 7. Phần hội của ngày giỗ tổ Hùng Vương – Lễ hội đền Hùng có hoạt động biểu diễn nào?

  1. Biểu diễn nghệ thuật,
  2. Thi đấu thể thao.
  3. Tổ chức các trò chơi dân gian.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8. Ngày 10/3 âm lịch hàng năm chính thức trở thành ngày Giỗ tổ Hùng Vương từ bao giờ?

  1. Nhà Trần
  2. Nhà Lý
  3. Nhà Nguyễn
  4. Nhà Lê

Câu 9. Đâu không phải là truyền thuyết về thời Hùng Vương?

  1. Mị Châu – Trọng Thuỷ.
  2. Sơn Tinh – Thủy Tinh.
  3. Bánh chưng bánh giày.
  4. Con rồng cháu tiên

Câu 10. Đâu là công trình kiến trúc chính trong khu di tích Đền Hùng?

  1. Chùa Một Cột.
  2. Đền Bà Chúa.
  3. Lăng Vua Hùng.
  4. Cổng Sen Vàng.

2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Tên gọi của nước ta dưới thời các vua hùng là?

  1. Âu Lạc.
  2. Chăm-pa.
  3. Văn Lang.
  4. Đại Cồ Việt.

Câu 2. Triều đại các vua hùng được truyền ngôi qua bao nhiêu đời vua?

  1. 17 đời vua.
  2. 18 đời vua.
  3. 19 đời vua.
  4. 20 đời vua.

Câu 3. Theo truyền thuyết, vị vua đầu tiên của nước ta là ai?

  1. Lạc Long Quân
  2. Kinh Dương Vương
  3. Hùng Vương
  4. An Dương Vương

Câu 4. Loại bánh mang biểu tượng của ngày giỗ Tổ là?

  1. Bánh gai, bánh tổ
  2. Bánh giò, bánh tiêu
  3. Bánh tét, bánh bò
  4. Bánh chưng, bánh dày

Câu 5. Theo truyền thuyết “ Con rồng cháu tiên“ thì những người con theo mẹ Âu Cơ lên vùng cao đã tôn người anh cả lên làm vua, người đó chính là?

  1. Hùng Vương
  2. An Dương Vương
  3. Thủy tinh
  4. Sơn tinh

Câu 6. Sắp xếp các ý sau theo đúng trình tự mà đoàn rước kiệu Đền Hùng đi qua.

1) Nghĩa Lĩnh.

2) Đền Hạ.

3) Đền Thượng.

4) Đền Trung.

5) Cổng Đền Hùng.

  1. 1 – 5 – 2 – 4 – 3.
  2. 5 – 4 – 2 – 3 – 1.
  3. 4 – 3 – 1 – 2 – 5.
  4. 3 – 1 – 5 – 2 – 4.

Câu 7. Ngày giỗ tổ Hùng Vương được bắt đầu từ năm nào?

  1. Năm 1915.
  2. Năm 1916.
  3. Năm 1917.
  4. Năm 1918.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Di tích lịch sử đền Hùng được công nhận là “Di tích quốc gia đặc biệt” vào năm nào?

  1. Năm 2006.
  2. Năm 2007.
  3. Năm 2008.
  4. Năm 2009.

Câu 2. Bài hát nào sau đây liên quan đến giỗ Tổ?

  1. Quê hương Việt Nam.
  2. Dòng máu lạc hồng.
  3. Tiến quân ca.
  4. Làng tôi.

Câu 3.Các câu chuyện truyền thuyết thời Hùng Vương thường dạy chúng ta những đức tính tốt đẹp nào?

  1. Uống nước nhớ nguồn.
  2. Cần cù lao động.
  3. Yêu nước thương dân.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4. Đâu là nét đẹp văn hóa trong ngày giỗ tổ Hùng Vương - lễ hội đền Hùng?

  1. Thi rồi bánh chưng, bánh giày.
  2. Thi đan tre.
  3. Thi may áo.
  4. Thi giải câu đố.

Câu 5. Bánh chưng, bánh giày tượng trưng cho triết lý nào của người Việt:

  1. Uống nước nhớ nguồn.
  2. Thờ mẹ kính cha.
  3. Âm dương hoà hợp.
  4. Nhớ ơn công lao thầy cô.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Câu nói “ Các vua hùng đã có công dựng nước/ bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước“ là câu nói của ai?

  1. Tôn Đức Thắng.
  2. Hồ Chí Minh.
  3. Phạm Văn Đồng.
  4. Võ Nguyên Giáp.

Câu 2.  Ghi nhớ ngày giỗ tổ Hùng Vương thể hiện truyền thống quý báu nào của dân tộc ta?

  1. Uống nước nhớ nguồn.
  2. Tôn sư trọng đạo.
  3. Hiếu thảo với cha mẹ.
  4. Cần cù lao độn .

Câu 3. Đền Hùng và lễ giỗ tổ Hùng Vương là biểu tượng của truyền thống nào?

  1. Nhân ái, yêu chuộng hòa bình.
  2. Kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm.
  3. Nhân đạo, yêu thương con người.
  4. Yêu nước và đoàn kết, hướng về cội nguồn.

 

=> Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 5: Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử và địa lí 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay