Phiếu trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 7: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 7: DÂN CƯ, HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

(25 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Dân tộc nào chủ yếu sống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ?

  1. Dân tộc Tày.
  2. Dân tộc Mường.
  3. Dân tộc Kinh.
  4. Dân tộc Thái.

Câu 2. Dân cư Đồng bằng Bắc Bộ đứng thứ mấy cả?

  1. Đứng thứ nhất.
  2. Đứng thứ hai.
  3. Đứng thứ ba.
  4. Đứng thứ tư.

Câu 3. Năm 2020, mật độ dân số trung bình của vùng Đồng bằng Bắc Bộ là?

  1. 1430 người/km2.
  2. 1431 người/km2.
  3. 1432 người/km2.
  4. 1433 người/km2.

Câu 4. Dân cư vùng Đồng bằng Bắc Bộ tập trung ở đâu?

  1. Vùng ngoại ô.
  2. Vùng núi cao.
  3. Vùng sườn đồi.
  4. Vùng trung tâm.

Câu 5. Hoạt động sản xuất truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là?

  1. Làm gốm sứ.
  2. Làm vải lụa.
  3. Trồng lúa nước.
  4. Trông cây ăn quả.

Câu 6. Sản xuất lúa ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ đứng thứ mấy cả nước?

  1. Đứng thứ nhất.
  2. Đứng thứ hai.
  3. Đứng thứ ba.
  4. Đứng thứ tư.

Câu 7. Có mấy hoạt động sản xuất lúa?

  1. 2 hoạt động.
  2. 3 hoạt động.
  3. 4 hoạt động.
  4. 5 hoạt động.

Câu 8. Sản phẩm thủ công truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là?

  1. Gốm sứ.
  2. Làm lụa.
  3. Đúc đồng.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9. Để phòng tránh lũ lụt, người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ đã làm gì?

  1. Xây đài tưởng niệm.
  2. Đắp đê chống lũ.
  3. Xây dựng khu vui chơi.
  4. Cải tạo đất.

Câu 10. Hoạt động lễ hội của người dân ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ thường diễn ra vào mùa nào trong năm?

  1. Mùa xuân.
  2. Mùa hạ.
  3. Mùa thu.
  4. Mùa đông.

2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: tại sao vùng Đồng bằng Bắc Bộ có dân cư tập trung đông nhất cả nước?

  1. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
  2. Người dân sống ở đây từ lâu đời.
  3. Có nhiều đô thị và trung tâm công nghiệp.
  4. Tất cả các đáp trên.

Câu 2. Bước phát triển trong việc sản xuất lúa nước ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là?

  1. Sử dụng sức động vật.
  2. Sử dụng sức người.
  3. Sử dụng máy móc hiện đại.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3. Áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật và máy móc hiện đại đã giúp việc sản xuất lúa nước ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ như thế nào?

  1. Nâng cao năng suất lúa.
  2. Giảm bớt công sức của người nông dân.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.

Câu 4. Sắp xếp các ý sau theo đúng trình tự của hoạt động sản xuất lúa ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

1) Gieo mạ và cấy lúa.

2) thu hoạch và bảo quản.

3) chọn giống lúa tốt.

4) làm rất sạch.

5) chăm sóc lúa.

  1. 3 – 4 – 1 – 5 – 2.
  2. 4 – 1 – 2 – 5 – 3.
  3. 5 – 3 – 1 – 4 – 2.
  4. 1 – 4 – 2 – 3 – 5.

Câu 5. Việc áp dụng máy móc và công nghệ mới khiến cho sản phẩm của ngành nghề thủ công truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ trở nên?

  1. Ít mẫu mã, chất lượng và đắt đỏ.
  2. Đa dạng, chất lượng và đẹp mắt.
  3. Đa dạng, chất lượng và đắt đỏ.
  4. Đa dạng, trang trí cầu kì và đẹp mắt.

Câu 6. Người dân ở đâu có tới hàng trăm nghề thủ công khác nhau?

  1. Vùng Duyên hải miền Trung.
  2. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  3. Vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
  4. Vùng Đông Nam Bộ.

Câu 7. Người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ thường mặc trang phục như thế nào?

  1. Truyền thống.
  2. Cách tân.
  3. Tân thời.
  4. Hiện đại.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Mật độ dân số trung bình của vùng Đồng bằng Bắc Bộ gấp mấy lần mật độ trung bình dân số cả nước?

  1. Gần 2 lần.
  2. Gần 3 lần.
  3. Gần 4 lần.
  4. Gần 5 lần.

Câu 2. Vừa đâu mà vùng Đồng bằng Bắc Bộ lại trở thành vựa lúa lớn thứ hai cả nước?    

  1. Dù có lượng phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào.
  2. Người dân có kinh nghiệm trồng lúa nước.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.

Câu 3. Hệ thống đê được đắp cao và kéo dài ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ gây khó khăn như thế nào?

  1. Phần lớn diện tích đồng bằng không được bồi đắp thêm phù sa hằng năm và tạo nên nhiều vùng đất trũng.
  2. Ngăn chặn báo lũ, thiên tai.
  3. Tuyến giao thông quan trọng kết nối giao thương giữa các vùng miền.
  4. Bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân.

Câu 4. Hoạt động lễ hội ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ được tổ chức với mục đích gì?

  1. Cầu một năm mới khỏe mạnh.
  2. Cầu một năm mới mua mang bội thu.
  3. Tạ ơn trời đất.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5. Hoạt động lễ hội của vùng Đồng bằng Bắc Bộ là?

  1. Tế lễ.
  2. Vui chơi.
  3. Giải trí.
  4. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1. Lễ hội Lim được tổ chức ở đâu?

  1. Hải Dương.
  2. Bắc Ninh.
  3. Nam Định.
  4. Hà Nội.

Câu 2. Nét đặc sắc tiêu biểu của làng quê Bắc Bộ là?

  1. Cửa hiệu.
  2. Tiệm nước chè.
  3. Lũy tre làng.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3. Vì sao nhà ở của người dân đồng bằng Bắc Bộ thường được xây dựng chắc chắn?

  1. Vì người dân có nên kinh tế dư giả.
  2. Vì nơi đây thường xuyên đón bão gây mưa to, gió lớn.
  3. Vì thói quen sinh hoạt của người dân.
  4. Vì đây là nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất.

 

=> Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 7: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hoá ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử và địa lí 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay