Phiếu trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 18: Thiên nhiên vùng Nam Bộ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 18: Thiên nhiên vùng Nam Bộ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 18: THIÊN NHIÊN VÙNG NAM BỘ

(25 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1. Vùng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước?

  1. Phía bắc.
  2. Phía đông.
  3. Phía nam.
  4. Phía tây.

Câu 2. Vùng Nam Bộ gồm có?

  1. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
  2. Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.
  3. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
  4. Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 3. Địa hình của Đông Nam Bộ gồm có?

  1. Địa hình cao nguyên và đồi núi thấp.
  2. Đồi thoải lượn sóng và đồng bằng.
  3. Có nhiều ngọn núi cao trên 1500m.
  4. Địa hình cao ở vùng phía tây và thâp dần ở phía đông.

Câu 4. Vùng Tây Nam Bộ có địa hình như thế nào?

  1. Có nhiều dãy núi cao, thung lũng sâu.
  2. Địa hình đa dạng, từ vùng núi cao tới các cao nguyên, thung lũng.
  3. Hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
  4. Bằng phẳng và thấp, nhiều vùng đất ngập nước.

Câu 5. Dòng sông lớn nhất ở Đông Nam Bộ là?

  1. Sông Đồng Nai.
  2. Sông Hoàng Hà.
  3. Sông Hồng.
  4. Sông Đáy.

Câu 6. Hai dòng sông lớn ở Tây Nam Bộ là?

  1. Sông Thu Bồn và sông Tiền.
  2. Sông Vàm Cỏ và sông Dinh.
  3. Sông Tiền và sông Hậu.
  4. Sông Mã và sông Nho Quế.

Câu 7. Đông Nam Bộ có những loại đất nào?

  1. Đất phù sa và đất xám.
  2. Đất phèn và đất phù sa.
  3. Đất mặn và đất phèn
  4. Đất đổ badan và đất xám.

Câu 8. Tây Nam Bộ có những loại đất nào?

  1. Đất phù sa.
  2. Đất phèn.
  3. Đất mặn.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9. Đông Nam Bộ phù hợp để trồng loại cây nào?

  1. Cây nông nghiệp.
  2. Cây công nghiệp.
  3. Cây cảnh trang trí.
  4. Cây ăn quả.

Câu 10. Đất ở vùng Tây Nam Bộ phù hợp để trồng?

  1. Lúa nước.
  2. Cây cà phê.
  3. Cây lấy gỗ.
  4. Cây cao su.

2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1. Các hồ lớn được xây dựng ở Đông Nam Bộ nhằm mục đích gì?

  1. Cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
  2. Điều phối nguồn nước để chống xâm nhập mặn.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.

Câu 2. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?

  1. Thành phố Hồ Chí Minh
  2. Long An
  3. Bình Dương
  4. Tây Ninh

Câu 3. Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là

  1. Điều
  2. Cà phê
  3. Cao su
  4. Hồ tiêu

Câu 4. Nguyên nhân tự nhiên dẫn đến việc phát triển thủy lợi ở Đông Nam Bộ là?

  1. Mùa khô kéo dài, mùa mưa nhiều vùng bị ngấp úng.
  2. Mạng lưới sông ngòi thưa thới.
  3. Thiếu nước sinh hoạt vào mua khô.
  4. Các vùng chuyên canh cần lượng nước lớn.

Câu 5. Tây Nam Bộ còn được gọi là?

  1. Đồng bằng sông Hồng.
  2. Đồng bằng sông Hương.
  3. Đồng bằng sông Đáy.
  4. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 6. Đồng bằng sông Cửu Long có mấy cửa sông đổ ra biển?

  1. 8 cửa sông.
  2. 9 cửa sông.
  3. 10 cửa sông.
  4. 11 cửa sông.

Câu 7. Đồng bằng sông Cửu Long được tạo nên bởi phù sa của sông?

  1. Đồng Nai.
  2. Mê Công.
  3. Thái Bình.
  4. Sông Hồng.

 

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1. Đâu không phải là khó khăn của vùng Nam Bộ là?

  1. Mùa mưa kéo dài gây tình trạng thiếu nước ngọt.
  2. Nước biển lấn sâu vào đất liền gây tình trạng đất nhiễm mặn.
  3. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch và vùng biển rộng.
  4. Diện tích rừng tự nhiên chiến tỉ lệ thấp.

Câu 2. Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng lớn thứ mất cả nước?

  1. Thứ nhất.
  2. Thứ hai.
  3. Thứ ba.
  4. Thứ tư.

Câu 3. Các vùng đất nhiễm mặn ở Tây Nam Bộ là?

  1. Đồng Tháp Mười.
  2. Kiên Giang.
  3. Cà Mau.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4. Mạng lưới sông ngòi ở Nam Bộ phát triển tạo thuận lợi cho?

  1. Giao thông đường thủy.
  2. Khai thác và nuôi trồng thủy sản.
  3. Du lịch.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5. Tài nguyên vùng thềm lục địa của Nam Bộ có?

  1. Vàng.
  2. Dầu khí và khí đốt.
  3. Sắt.
  4. Than.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1. Ngọn núi ở vùng Đông Nam Bộ được mệnh là “Đệ nhất thiên sơn” là ngọn núi nào?

  1. Núi Bà Đen.
  2. Núi Chứa Chan.
  3. Núi Cậu.
  4. Núi Mây Tào.

Câu 2. Hồ thủy lợi có tác dụng điều phối nước để chống xâm nhập mặn là?

  1. Hồ Thác Mơ.
  2. Hồ Trị An.
  3. Hồ Dầu Tiếng.
  4. Hồ Sài Gòn.

Câu 3. Tác hại của việc bị xâm nhập mặn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là?

  1. Hàng nghìn ha lúa bị hư hỏng.
  2. Thiếu nước ngọt sinh hoạt.
  3. Thiếu nước ngọt tưới tiêu.
  4. Tất cả các đáp án trên.

=> Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 18: Thiên nhiên vùng Nam Bộ (Vùng Nam Bộ)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử và địa lí 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay