Phiếu trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 21: Địa đạo Củ Chi
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 21: Địa đạo Củ Chi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 4 cánh diều
BÀI 21: ĐỊA ĐẠO CỦ CHI(20 câu)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1. Địa đạo Củ Chi cách thành phố Hồ Chí Minh bao nhiêu km?
- 60km.
- 70km.
- 80km.
- 90km.
Câu 2. Địa đạo Củ Chi là công trình?
- Hệ thống đường cao tốc.
- Hệ thống xe lửa.
- Hệ thống đường vượt biển.
- Hệ thống đường hầm.
Câu 3. Địa đạo Củ Chi dài bao nhiêu km?
- 250km.
- 260km.
- 270km.
- 280km.
Câu 4. Địa đạo Củ Chi được xây dựng vào thời gian nào?
- Thời nhà Nguyễn.
- Thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Thời kì kháng chiến chống Mĩ.
- Những năm 2000.
Câu 5. Địa đạo Củ Chi được ngụy trang như thế nào?
- Ngụy trang bằng cách khiến xung quanh địa đạo đều có khói mù mịt.
- Ngụy trang bằng cách sử dụng cây cỏ, hoa lá che giấu.
- Ngụy trang rất sâu và kín đáo dưới lòng đất, trong rừng rậm.
- Ngụy trang các thân cây thành các đài quan sát.
Câu 6. Địa đạo Củ Chi có các công trình nào?
- Hầm giải phẫu.
- Khu hầm xưởng chế tạo vũ khí.
- Bệ bắn.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 7. Tầng cuối cùng trong lòng địa đạo là?
- Nhà ăn.
- Bệnh viện dã chiến.
- Khu chế tạo vũ khí.
- Nơi nghỉ ngơi.
Câu 8. Một loại bếp đặc biệt được sáng tạo vào thời kì kháng chiến là?
- Bếp Hoàng Cầm.
- Bếp ga.
- Bếp điện.
- Bếp từ.
Câu 9. Mục đích của địa đạo Củ Chi là?
- Nơi trú ẩn của những người lính.
- Nơi cất giữu tài liệu, vũ khí.
- Căn cứ phục vụ kháng chiến.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 10. Địa đạo Củ Chi được đào theo hình?
- Bàn cờ.
- Vòng tròn.
- Xương cá.
- Đường thẳng.
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1. Địa đạo Củ Chi có độ sâu bao nhiêu mét?
- 7 – 11m.
- 8 – 12m.
- 9 – 13m.
- 10 – 14m.
Câu 2. Điều kiện sống dưới địa đạo Củ Chi như thế nào?
- Thiếu ánh sáng.
- Vệ sinh kém.
- Thiếu lương thực.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3. Công dụng đặc biệt của bếp Hoàng Cầm là gì?
- Làm hạn chế tối đa khói tỏa lên trên mặt đất khi nấu.
- Làm chín thức ăn trong thời gian ngắn.
- Giúp tiết kiệm củi trong quá trình nấu.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4. Dụng cụ được sử dụng để đào địa đạo Củ Chi có đặc điểm như thế nào?
- Tối tân, hiện đại.
- Hiện đại, cầu kì.
- Thô sơ, giản dị.
- Cầu kì, phức tạp.
Câu 5. Quân Mỹ thực hiện trận càn quét mang tên “Bóc vỏ Trái Đất” với mục đích gì?
- Phá hệ thống Địa đạo Củ Chi.
- Tiêu diệt lực lượng kháng chiến.
- Cả A và B đều đúng.
- Cả A và B đều sai.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1. Địa đạo Củ Chi ngày nay được sử dụng với mục đích gì?
- Giáo dục truyền thống cách mạng, chủ nghĩa yêu nước.
- Thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn.
- Tri ân công ơn to lớn của các anh hùng, liệt sỹ đã chiến đấu, hy sinh.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2. Địch đã tấn công đánh phá vùng căn cứ địa đạo bằng cách nào?
- Bơm nước vào lòng địa đạo.
- Dùng xe cơ giới ủi phá.
- Dùng đội quân “chuột cống” đánh phá.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 3. Xung quanh cửa lên, xuống hầm địa đạo được bố trí?
- Hầm chông, hố đinh, mìn trái.
- Lá cây, hoa để ngụy trang.
- Lương thực, thực phẩm.
- Tài liệu chiến đấu.
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1. Củ Chi được biết đến với biệt danh?
- Vùng đất thép.
- Vùng đất sắt.
- Vùng đất vàng.
- Vùng đất kim cương.
Câu 2. Việc xây dựng địa đạo Củ Chi đã thể hiện tinh thần gì?
- Hiếu học.
- Kiên cường, bất khuất.
- Tương thân tương ái.
- Đoàn kết.
=> Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 21: Địa đạo Củ Chi