Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 Cánh diều bài 5: Văn bản 2: Một người Hà Nội

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Văn bản 2: Một người Hà Nội. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

PHẦN 1: NHẬN BIẾT

Câu 1: Đoạn trích Một người Hà Nội của tác giả nào?

  1. Nguyễn Khải
  2. Nguyễn Bính
  3. Thạch Lam
  4. Ngô Tất Tố

Câu 2: Nguyễn Khải sinh và mất năm nào?

  1. 1930 – 2009
  2. 1930 – 2008
  3. 1940 – 2008
  4. 1940 – 2009

Câu 3: Địa danh nào là quê của Nguyễn Khải?

  1. Nam Định
  2. Hà Nam
  3. Hải Dương
  4. Nghệ An

Câu 4: Nhân vật chính của tác phẩm là ai?

  1. Nhân vật tôi
  2. Nhân vật chồng cô Hiền
  3. Nhân vật cô Hiền
  4. Con trai cô Hiền

Câu 5: Tình cảm của nhân vật tôi đối với Hà Nội vừa giải phóng ra sao?

  1. Bồi hồi xúc động
  2. Hồi hộp căng thẳng
  3. Chán chường, lo âu
  4. Vui vẻ, háo hức

Câu 6: Truyện kể dưới góc nhìn của ai theo ngôi thứ mấy?

  1. Nhân vật tôi ngôi thứ nhất
  2. Ngôi thứ ba
  3. Một đáp án khác
  4. Cả A và B đều đúng

Câu 7: Đối với thời cuộc cô Hiền có thái độ như thế nào?

  1. Vô tâm với thời cuộc
  2. Nhanh nhạy, tức thời và khôn ngoan
  3. Đi sau thời cuộc
  4. Một đáp án khác

Câu 8: Chồng cô Hiền làm nghề gì?

  1. Giáo viên tiểu học
  2. Nhà buôn
  3. Sở tư pháp
  4. Bán hoa giấy

Câu 9: Cô Hiền làm nghề gì?

  1. Buôn bán
  2. Dệt vải
  3. Giáo viên
  4. Nội trợ

Câu 10: Cô Hiền bán gì?

  1. Bán tranh
  2. Bán hoa giấy
  3. Bán đồ ăn
  4. Bán vải

PHẦN 2: THÔNG HIỂU

Câu 1: Cô Hiền là người có suy nghĩ và tính toán như thế nào với việc gia đình?

  1. Nông nổi và nhanh nhảu
  2. Thấu đáo và quyết định dứt khoát
  3. Bàng quan không quan tâm
  4. Mọi thứ chồng cô quyết

Câu 2: Theo cô Hiền thì là người Hà Nội phải ra sao:

  1. Đi đứng nói năng phải chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng
  2. Phóng khoáng, cởi mở và hào sảng thể hiện cá tính của mình
  3. Sống khép kín, không cần phải quan tâm đến ai
  4. Đi đứng mạnh dạn nói năng hào sảng theo suy nghĩ của bản thân không phải kiêng dè ai

Câu 3: Hai người con của cô Hiền đều làm gì?

  1. Đi học cao và giữ lại trường
  2. Đều nối nghiệp mẹ đi buôn
  3. Đều đăng kí tham gia chiến đấu chống Mỹ
  4. Một đáp án khác

Câu 4: Thái độ của cô Hiền ra sao khi các con đăng kí tham gia nhập ngũ?

  1. Cô không ngăn cản mà luôn đứng ở phía các con để suy nghĩ.
  2. Cô ra sức ngắn cấm không cho các con đi
  3. Cô sắp xếp việc làm ở Hà Nội để các con ở lại tiếp tục làm việc
  4. Cô không quan tâm các con muốn gì thì làm

Câu 5: Nội thất và vật dụng trong nhà cô Hiền thế nào?

  1. Sang trọng hiện đại và đắt tiền
  2. Giản dị và là đồ tài sử dụng
  3. Cổ điển nhưng không kém phần thanh lịch đúng chất người Hà Nội
  4. Nội thất Tây Âu tân cổ điển hoành tráng

PHẦN 3: VẬN DỤNG

Câu 1: Hình ảnh cái bát thủy tiên men đỏ được nhắc đến trong bài có ý nghĩa gì?

  1. Thể hiện sự giản dị của cô Hiền
  2. Thể hiện sự giàu có của nhà cô Hiền
  3. Thể hiện sự cổ kính của không gian đồng thời nhắc đến một thú chơi thủy tiên trang trọng lịch sự của người Hà Nội xưa.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 2: Trong lần ra Hà Nội gần nhất nhân vật tôi cảm thấy Hà Nội thế nào?

  1. Chưa bao giờ thấy Hà Nội vui như bây giờ, phố xá vui, mặt người cũng vui
  2. Hà Nội vẫn hoài cổ như xưa
  3. Hà Nội tân tiến và sầm uất
  4. Hà Nội buồn đến hiu hắt

 -----------Còn tiếp --------

=> Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5: Một người Hà Nội

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay