Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 Cánh diều bài 4: Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 4: Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 cánh diều
PHẦN TRẮC NGHIỆM
PHẦN 1: NHẬN BIẾT
Câu 1: Tác giả của văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái là ai?
- Hàm Châu
- Hàm Long
- Tô Mai
- Nguyễn Ngọc Duy
Câu 2: Ngay mở đầu, tác giả đã trích dẫn ý kiến cho rằng Tạ Quang Bửu là ai?
- Cao Bá Quát ngày nay
- Nguyễn Bỉnh Khiêm thời nay
- Lê Quý Đôn thời nay
- Lê Hữu Trách thời nay
Câu 3: Theo tác giả Giáo sư Bửu đã am hiểu những lĩnh vực nào?
- Âm nhạc
- Hội họa
- Thể thao
- Tất cả các đáp án trên
Câu 4: Theo tác giả, ông Bửu biết những ngôn ngữ gì?
- Hán, Anh, Đức, Nga, Pháp, Ba Lan
- Tiếng Pháp và Nga
- Tiếng Đức, tiếng Trung
- Tất cả các đáp án trên
Câu 5: Giáo sư Tạ Quang Bửu đã được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về:
- Khoa học kĩ thuật
- Tập hợp các công trình giới thiệu khoa học, kĩ thuật hiện đại sau 1945 chỉ đạo các nhiệm vụ kĩ thuật quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước
- Toán học
- Về lĩnh vực vũ khí mới
Câu 6: Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 1948 Giáo sư Nguyễn Xiển đã dự báo “Với những người mở đường như ông Tạ Quang Bửu và ông Lê Văn Thiêm thì chắc chắn nước ta sẽ…. không kém nước khác”. Điền từ còn thiếu vào chỗ ….
- Có hàng trăm nhà toán học có tài
- Có nhiều nhà khoa học có tài
- Có nhiều họa sĩ và kiến trúc sư có tài
- Có nhiều nhà ngôn ngữ học có tài
Câu 7: Khi trở về nước ông Tạ Quang Bửu làm giáo viên dạy gì?
- Dạy toán
- Dạy tiếng Anh
- Dạy tiếng Hán
- Cả A và B đều đúng
Câu 8: Dòng nào sau đây đúng với nhận xét của đồng chí Hoàng Xuân Tùy về ông Tạ Quang Bửu:
- Ông Bửu “có một cách học độc đáo: học để biết, chứ không phải học để thi”.
- Ông Bửu “học rộng tài cao, lĩnh vực gì cũng biết”
- Ông Bửu “ không chỉ giỏi toán, về ngôn ngữ mà còn tường tận cả âm nhạc, hội họa, kiến trúc”.
- Tất cả đều sai
Câu 9: Giáo sư Tạ Quang Bửu qua đời vì bệnh gì?
- Bệnh tim
- Rối loạn tuần hoàn não
- Bệnh huyết áp
- Bệnh sốt rét
PHẦN 2: THÔNG HIỂU
Câu 1: Vì sao Tạ Quang Bửu quyết tâm học chữ Hán?
- Vì ông muốn học về ngôn ngữ này
- Vì theo ông khó có thể hiểu sâu sắc văn hóa Việt Nam và phương Đông nếu không biết chữ Hán
- Vì ông muốn mở rộng vốn ngôn ngữ của mình
- Vì ông muốn đi dạy chữ HÁn
Câu 2: Tên những cuốn sách mà Tạ Quang Bửu đã viết trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp?
- Thống kê thường thức
- Vật lí cương yếu
- Nguyên tử - hạt nhân – vũ trụ tuyến
- Tất cả các đáp án trên
Câu 3: Nhà toán học Nô-am Chom-xki đã nhận xét về ông Tạ Quang Bửu ra sao:
- Ông là người có trí thông minh ghê gớm
- Ông là người thông minh nhất Việt Nam
- Ông là người có am hiểu sâu rộng nhiều lĩnh vực
- Ông là nhà toán học vĩ đại của Việt Nam
Câu 4: Trong cuốn sách “Sống” ông Tạ Quang Bửu đã băn khoăn về điều gì?
- Điều cốt yếu không phải sống là gì. Điều cốt yếu nhất là: Làm gì trong lúc sống.
- Sống thế nào cho ra sống?
- Sống sao cho cuộc đời không cảm thấy hối tiếc
- Tất cả các ý kiến trên đều đúng
Câu 5: Bản thảo nào giáo sư Tạ Quang Bửu viết dang dở trước khi qua đời?
- Thống kê thường thức
- Vật lí cương yếu
- Nguyên tử - hạt nhân – vũ trụ tuyến
- Chiến lược con người
Câu 6: Giáo sư Tạ Quang Bửu qua đời ngày nào?
- 21/8/1986
- 22/8/1986
- 23/8/1986
- 24/8/2986
PHẦN 3; VẬN DỤNG
Câu 1: Phố Tạ Quang Bửu nối với con phố nào?
- Bạch Mai
- Đại Cồ Việt
- Lê Thanh Nghị
- Cả A và B trên đều đúng
-----------Còn tiếp --------
=> Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 4 Đọc 2: Tạ Quang Bửu - người thầy thông thái