Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều Bài 5: Phân tích bài thơ "Việt Bắc" (Nguyễn Văn Hạnh)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Phân tích bài thơ "Việt Bắc" (Nguyễn Văn Hạnh). Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

BÀI 5: VĂN NGHỊ LUẬN

THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: PHÂN TÍCH BÀI THƠ VIỆT BẮC

I. NHẬN BIẾT (07 CÂU)

Câu 1: Bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú.

B. Tự do.

C. Lục bát.

D. Song thất lục bát.

Câu 2: Bài thơ "Việt Bắc" được hoàn thành vào thời điểm nào?

A. Tháng 10 - 1945.

B. Tháng 10 - 1954.

C. Tháng 10 - 1964.

D. Tháng 10 - 1974.

Câu 3: Theo văn bản, cấu tạo bên ngoài của bài thơ "Việt Bắc" là gì?

A. Độc thoại.

B. Đối đáp.

C. Tự sự.

D. Miêu tả.

Câu 4: Trong bài thơ, "ta" và "mình" thể hiện điều gì?

A. Hai nhân vật có thể chuyển hóa lẫn nhau.

B. Hai nhân vật hoàn toàn tách biệt.

C. Hai nhân vật luôn đối lập.

D. Hai nhân vật không liên quan đến nhau.

Câu 5: Nhà thơ Tố Hữu đã khai thác đặc điểm nào của từ "mình" trong tiếng Việt?

A. Chỉ có nghĩa là bản thân.

B. Chỉ có nghĩa là người khác

C. Vừa có thể là bản thân, vừa có thể là người khác thân thiết.

D. Chỉ dùng để xưng hô.

Câu 6: Theo văn bản, điều gì làm nên nét đặc sắc cao quý của Việt Bắc?

A. Sự nghèo khó nhưng chân tình, thủy chung với Cách mạng.

B. Vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ.

C. Sự giàu có và phồn thịnh.

D. Sự phát triển công nghiệp hiện đại.

Câu 7: Câu thơ nào sau đây được tác giả đánh giá là "vừa dân dã, vừa cổ điển, cân đối, cô đúc"?

A. "Mình về mình có nhớ ta"

B. "Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù"

C. "Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son"

D. "Trám bùi để rụng măng mai để già"

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Theo văn bản, yếu tố nào tạo nên ý vị đậm đà, đặc biệt trong bài thơ "Việt Bắc"?

A. Niềm vui.

B. Nỗi buồn.

C. Nỗi hận.

D. Nỗi nhớ.

Câu 2: Trong bài thơ, nỗi nhớ được miêu tả như thế nào?

A. Nhẹ nhàng, thoáng qua.

B. Cồn cào, da diết.

C. Vui vẻ, hân hoan.

D. Lạnh lùng, vô cảm.

Câu 3: Theo tác giả bài viết, đặc điểm nào của Tố Hữu được kết hợp với khả năng quan sát tinh tế trong bài thơ?

A. Sự hài hước trong hồn thơ và giọng thơ.

B. Sự châm biếm trong hồn thơ và giọng thơ.

C. Cái nghĩa đậm đà, cái tình đằm thắm trong hồng thơ và giọng thơ.

D. Sự lạnh lùng, khách quan trong hồn thơ và giọng thơ.

Câu 4: Bài thơ "Việt Bắc" được đánh giá là thể hiện nỗi nhớ của mấy mùa?

A. Một mùa.

B. Hai mùa.

C. Ba mùa.

D. Bốn mùa.

Câu 5: Theo văn bản, kháng chiến và cách mạng đã tác động như thế nào đến Việt Bắc?

A. Kháng chiến và cách mạng làm tăng nét hiu hắt âm u.

B. Kháng chiến và cách mạng xua tan bớt nét hiu hắt âm u, tăng thêm cảnh thơ mộng.

C. Kháng chiến và cách mạng không có tác động gì.

D. Kháng chiến và cách mạng làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên.

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

=> Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 5: Phân tích bài thơ "Việt Bắc" (Nguyễn Văn Hạnh)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay