Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều Bài 6: Tuyên ngôn Độc lập
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Tuyên ngôn Độc lập. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều
BÀI 6: THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
ĐỌC: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP - HỒ CHÍ MINH (24 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước năm nào?
A. 1930.
B. 1923.
C. 1911.
D. 1912.
Câu 2: Đáp án nào dưới đây không phải là quan điểm sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
A. Quan điểm nghệ thuật “vị nghệ thuật”.
B. Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc.
C. Luôn chú trọng đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
D. Coi văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp Cách Mạng.
Câu 3: Tác phẩm nào là tác phẩm văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
A. “Vi hành”.
B. “Pari”.
C. “Con người biết mùi hun khói”.
D. “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
Câu 4: Tác phẩm “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc thể loại nào?
A. Truyện.
B. Văn chính luận.
C. Kí.
D. Thơ.
Câu 5: Dòng nào dưới đây không phù hợp với phong cách văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
A. Ngôn ngữ trau chuốt, bỏng bẩy.
B. Kết hợp nhuần nhuyễn mạch lí luận với mạch cảm xúc.
C. Giàu tính luận chiến.
D. Giọng điệu uyển chuyển.
Câu 6: “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh được viết theo thể loại nào sau đây?
A. Văn nhật dụng.
B. Văn chính luận.
C. Kí
D. Truyện.
Câu 7: Bản Tuyên ngôn Độc lập chia thành mấy phần?
A. Tác phẩm được chia thành bốn phần.
B. Tác phẩm được chia thành năm phần.
C. Tác phẩm được chia thành ba phần.
D. Tác phẩm được chia thành hai phần.
Câu 8: Tuyên ngôn Độc lập ra đời trong hoàn cảnh thế giới như thế nào?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc. Nhật đầu hàng Đồng Minh.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc. Phát xít Đức đầu hàng Đồng Minh.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra quyết liệt. Nhật Bản xâm chiếm các nước Đông Nam Á.
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
Câu 9: Đáp án nào không đúng về hoàn cảnh trong nước khi tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập ra đời?
A. 26/8/1945: Hồ Chí Minh về tới Hà Nội.
B. 28/8/1945: Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập tại tầng 2, căn nhà số 48, phố hàng Ngang, Hà Nội.
C. 30/8/1945: Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập tại tầng 2, căn nhà số 48, phố hàng Ngang, Hà Nội.
D. 2/9/1945: Đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.
Câu 10: Trong Tuyên ngôn độc lập, tác giả đã tố cáo tội ác của ai?
A. Pháp và Đức.
B. Trung Quốc.
C. Anh và Mỹ.
D. Pháp và Nhật.
II. THÔNG HIỂU (09 CÂU)
Câu 1: Nội dung lời tuyên bố của Hồ Chí Minh khi kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập là:
A. Kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào đứng lên đấu tranh đấu tranh với thực dân Pháp để giành quyền làm chủ.
B. Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
C. Khẳng định quyền hưởng tự do và độc lập của Việt Nam, đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập.
D. Khẳng định nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân ba nước Đông Dương có quyền được hưởng quyền độc lập tự do.
Câu 2: Phương án nào không nêu đúng giá trị lịch sử to lớn của bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh?
A. Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố xóa bỏ ách đô hộ của thực dân Pháp đối với dân tộc ta suốt hơn 80 năm, xóa bỏ chế độ chế độ phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước ta.
B. Tuyên ngôn Độc lập thể hiện một cách sâu sắc và hùng hồn tinh thần yêu nước, yêu chuộng độc lập tự do và lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc của tác giả cũng như của toàn thể dân tộc ta.
C. Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc ta, mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự chủ, tiến lên Chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
D. Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam mới, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách là một nước độc lập, tự do và dân chủ.
Câu 3: Đọc đoạn văn sau và điền từ thích hợp vào dấu [...]:
“Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với [...]”
(trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh)
A. nhân đạo và chính nghĩa.
B. dân chủ và tiến bộ xã hội.
C. luật pháp và công lí.
D. lẽ phải và công lí.
Câu 4: Dòng nào dưới đây không thể hiện đúng giá trị nghệ thuật của Tuyên ngôn độc lập?
A. Là một áng văn chính luận mẫu mực.
B. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép.
C. Ngôn ngữ hùng hồn, dẫn chứng xác thực, lấy ra từ lịch sử cụ thể.
D. Sử dụng chất liệu văn học dân gian.
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
=> Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 6: Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh)