Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 6: Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh)

Giáo án bài 6: Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh) sách Ngữ văn 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT    : VĂN BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Vận dụng được những hiểu biết về tác gia Hồ Chí Minh để đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập.

  • Chỉ ra và phân tích được vai trò của cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn nghị luận quan tìm hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập.

  • Nêu và phân tích được những đặc sắc nghệ thuật của văn bản.

  • Đánh giá được gí trị lịch sử to lớn của Tuyên ngôn độc lập.

  • Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết nhiệm vụ trong thực tiễn.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu Tuyên ngôn độc lập.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản Tuyên ngôn độc lập.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Tuyên ngôn độc lập.

3. Phẩm chất

  • Biết trân trọng, bảo vệ và giữ gìn độc lập Tổ quốc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-   Giáo án

  • SGK, SGV Ngữ văn 12;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 12.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

    1. Bố cục

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. 

b. Nội dung: GV cho HS xem 1 video và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video và trả lời câu hỏi: Trình bày cảm xúc của em sau khi nghe Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập? (GV có thể gửi video cho HS xem trước tại nhà)

https://s.net.vn/LwFF  (từ giây 40 đến phút cuối cùng)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, có thể phản biện nếu thấy không đúng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: HS tự do phát biểu cảm nhận của mình.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập. Tuyên ngôn độc lập không chỉ khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội mà còn có ý nghĩa thời đại sâu sắc. Bởi khát vọng, tinh thần và ý chí đấu tranh cho độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam; vì một nước Việt Nam thoát khỏi ách thống trị của ngoại bang dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trở thành hiện thực sinh động. Hãy cùng khám phá về bản Tuyên ngôn Độc lập ấy qua bài học ngày hôm nay.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả tác phẩm và đọc văn bản Tuyên ngôn độc lập.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả Hồ Chí Minh và bản Tuyên ngôn Độc lập.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả Hồ Chí Minh và bản Tuyên ngôn Độc lập.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả Hồ Chí Minh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV cho HS phân vai thực hiện chuyên mục “Người nổi tiếng”.

TIẾT    : VĂN BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Tìm hiểu về cuộc đời cũng như sự nghiệp của Hồ Chí Minh:

+ Thân thế, sự nghiệp.

+ Sự nghiệp văn chương.

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS chia vai đóng cặp để thực hiện phỏng vấn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

a. Tiểu sử

TIẾT    : VĂN BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Xem lại phần tìm hiểu tác giả - VB 1 Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cuộc đời và sự nghiệp.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu văn bản chính luận Tuyên ngôn Độc lập

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV chia HS thành 3 nhóm, hướng dẫn HS cách đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

+ Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn Độc Lập?

+ Xác định bố cục của bản Tuyên ngôn Độc lập và nêu tóm tắt nội dung của từng phần?

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS suy nghĩ cá nhân và tiến hành thảo luận trong vòng 3 phút.

- Nhóm nào hoàn thành sớm sẽ được trình bày và lấy điểm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

2. Tìm hiểu văn bản chính luận Tuyên ngôn Độc lập

2.1. Hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập

+ Ngày 22/8/1945 Hồ Chí Minh cùng ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam rời Tân Trào, Tuyên Quang về Hà Nội.

+ Ngày 25/8/2945 Hồ Chí Minh cùng Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam về đến Hà Nội, Ủy ban này được cải tổ thành Chính phủ Lâm thời. Hồ Chí Minh ở số nhà 48 Hàng Ngang, Hà Nội của nhà tư sản dân tộc Trịnh Văn Bô.

+ Đêm 28/8/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo bản Tuyên ngôn độc lập tại nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội.

+ Ngày 31/8/1945 Chủ  tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh đọc lại, bổ sung một số điểm vào bản thảo Tuyên ngôn độc lập.

+ Chiều 2/9/1945 Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

+ Ngày 5/9/1945 Tuyên ngôn độc lập được đăng trên báo Cứu quốc (cơ quan tuyên truyền, tranh đấu của Việt Minh) số 36,với tên gọi đầy đủ là Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

=> Tuyên ngôn Độc lập viết vào thời điểm đặc biệt của lịch sử dân tộc, khi nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Việt Minh vừa giành được chính quyền trong cả nước sau tám mươi năm bị nô lệ. Tuy nhiên đó cũng là lúc những thách thức to lớn đang chờ phía trước; thực dân Pháp đang nuôi dã tâm chiếm nước ta với sự tiếp tay của một số nước đế quốc thuộc phe Đồng Minh. Vì vậy bên cạnh việc tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta và mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do của dân tộc, Tuyên ngôn Độc lập còn đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ đối với các thế lực thực dân, đế quốc đang  âm mưu tước đoạt nền độc lập dân tộc mà nhân dân ta đã phải đổ bao nhiêu xương máu mới gây dựng được.

- Có thể chia thành 5 phần như sau:

+ Phần 1: Từ đầu cho đến “không ai chối cãi được”: Trích dẫn một số luận điểm then chốt về quyền con người từ hai bản tuyên ngôn quan trọng bậc nhất trong lịch sử thế giới cận đại để làm chỗ dựa pháp lí cho bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam mới.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “vô cùng tàn nhẫn”: Tố cáo những hành động tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân và đất nước Việt Nam – những hành động “trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”.

+ Phần 3: Tiếp theo cho đến “tự tay Pháp”: Vạch trần vai trò tệ hại của thực dân Pháp trong việc “bảo hộ” đất nước Việt Nam.

+ Phần 4: Tiếp theo cho đến “Dân tộc đó phải được độc lập”: Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp và kêu gọi thế giới công nhận quyền độc lập của nước Việt Nam.

+ Phần 5: Còn lại: Tuyên bố quyền hưởng tự do, độc lập của nhân dân, đất nước Việt Nam và thể hiện ý chí của toàn dân tộc quyết tâm bảo vệ quyên tự do, độc lập vừa giành được.

=> HS có thể gộp phần 2 -3; phần 4-5 lại với nhau.

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản 

  1. Mục tiêu: HS vận dụng các tri thức ngữ văn để tìm hiểu theo đúng đặc trưng của văn bản chính luận trên các phương diện như:

+ Vận dụng hiểu biết về tác gia Hồ Chí Minh để đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn Độc lập.

+ Vai trò của cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong bản Tuyên ngôn Độc lập.

  1. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Tuyên ngôn Độc lập.

  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Tuyên ngôn độc lập.

  3. Tổ chức thực hiện 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1:Vận dụng những hiểu biết về tác gia Hồ Chí Minh để đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn Độc lập

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

GV chia lớp thành các nhóm thảo luận trong vòng 3 phút để trả lời câu hỏi sau đây:

+Đối tượng tiếp nhận bản Tuyên ngôn Độc lập hướng đến là ai? Em có nhận xét gì về tầm bao quát của tác giả khi hướng đến những đối tượng này?

+ Theo em vì sao Hồ Chí Minh lại chọn thể loại văn chính luận để viết bản Tuyên ngôn này?

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV nhận xét, chốt kiến thức.

II. Khám phá văn bản

1. Vận dụng những hiểu biết về tác gia Hồ Chí Minh để đọc hiểu văn bản Tuyên ngôn Độc lập 

a. Đối tượng tiếp nhận

- Đối tượng tiếp nhận bản Tuyên ngôn Độc lập là nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới, các lực lượng không muốn thừa nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam, đồng thời đang âm mưu ủng hộ thực dân Pháp quay lại chiếm nước ta một lần nữa.

=> Hồ Chí Minh đã có tầm bao quát lớn khi hướng vào những đối tượng này: Khi Tuyên ngôn Độc lập được tuyên bố, tuy cách mạng Việt Nam đã đạt được những thắng lợi to lớn nhưng vẫn đang phải giải quyết rất nhiều khó khan vì thực dân Pháp âm mưu xâm lược nước ta, nạn thù trong giặc ngoài vẫn chưa dứt.

b. Lí do chọn thể loại văn chính luận

Hồ Chí Minh chọn thể loại văn chính luận vì thể loại này có thế mạnh trong việc sử dụng các luận điểm, lí lẽ dẫn chứng để thuyết phục người đọc theo quan điểm của mình. Trong Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã sử dụng hệ thống luận điểm rõ rang, lí lẽ xác đáng và dẫn chứng thuyết phục, kết hợp với giọng điệu đanh thép để khẳng định nền độc lập dân tộc cũng như kêu gọi, thuyết phục tạo động lực cho nhân dân Việt Nam tiếp tục chiến đấu.

Nhiệm vụ 2: Vai trò của cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong bản Tuyên ngôn Độc lập

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

GV hướng dẫn HS tìm hiểu về văn bản thông qua 2 trạm dừng chân:

+ Trạm dừng chân 1: Phân tích logic của chủ tịch Hồ Chí Minh trong văn bản Tuyên ngôn độc lập theo trình tự: Mở đầu nêu luận đề gì? Phát triển luận đề bằng các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng như thế nào? Kết thúc ra sao?

+ Trạm dừng chân 2: Chỉ ra và làm rõ thành công về nghệ thuật của văn bản Tuyên ngôn từ các phương diện: từ ngữ, biện pháp tu từ, cấu trúc câu, câu khẳng định và câu phủ định.

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

Hành trình theo các trạm dừng chân.

- GV theo dõi và điều hành hỗ trợ HS khi cần.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV nhận xét, chốt kiến thức.

2. Vai trò của cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong bản Tuyên ngôn Độc lập 

(-) Trạm dừng chân 1

- Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách Mạng Pháp (1791) là hai bản tuyên ngôn lớn, tiến bộ trên thế giới cũng là cơ sở pháp lí tiến bộ nhất của thời đại. Hồ Chí Minh đã sử dụng lời lẽ của hai bản tuyên ngôn này, gọi chúng là “bất hủ” để mở đầu cho nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập ở nước ta.

- Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đang có âm mưu xâm lược Việt Nam.Vì vậy Hồ Chí Minh đã khôn khéo và tế nhị theo kiểu “gậy ông đập lưng ông” dùng chính lời lẽ của cha ông chúng để khóa miệng, ngăn chặn hành động sai trái của chúng, khẳng định quyền độc lập – tự do của dân tộc mình.

- Dùng trích dẫn và suy rộng ra để khẳng định quyền độc lập dân tộc là không thể chối cãi được.

- Pháp lí đúng đắn, lời lẽ đanh thép, sắc bén.

Sức thuyết phục của việc triển khai luận điểm vạch trần các luận điệu xảo trá và tội ác của thực dân Pháp đối với đất nước, nhân dân ta và “tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp”:

+ Chỉ ra những bằng chứng cụ thể về tội ác của thực dân Pháp ở mọi lĩnh vực chủ quyền của đời sống xã hội, chính trị, kinh tế và văn hóa.

+ Các bằng chứng cụ thể được sử dụng như: Pháp quỳ gối trước Nhật mở cửa cho Nhật vào nước ta từ mùa thu năm 1940 và sau đó bỏ chạy khi nhận quyết định đảo chính ngày 9/3/1945. Trong khi Việt Minh giúp đỡ nhiều người Pháp lúc họ bị quân Nhật truy đuổi thì thực dân Pháp lúc bỏ chạy đi lại nhẫn tâm giết chết hết số đông tù chính trị của ta ở Yên Bái. Cao Bằng. Những điều này đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp với luận điệu “khai hóa”. Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam muốn tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí với nước Việt Nam và tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam là tất yếu.

 (-) Trạm dừng chân 2

Tác giả đã làm rõ mối tương quan giữa nội dung khẳng định và phủ định thông qua các biện pháp:

+ Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu: dẫn ra hai bản tuyên ngôn của nước Mỹ và nước Pháp để khẳng định quyền độc lập dân tộc là tất yếu, dẫn ra các minh chứng cho tội ác của thực dân Pháp để phủ định tính bảo hộ, khai phá văn minh của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

+ Sử dụng các từ ngữ đanh thép mang nghĩa khẳng định thể hiện phạm vi bao quát, giọng điệu dứt khoát: “thế mà”, “lẽ phải không ai chối cãi”….nhằm khẳng định chủ quyền dân tộc.

+ Sử dụng điệp từ: “sự thực” để khẳng định tính xác thực của bằng chứng đưa ra về tội ác của thực dân Pháp.

+ Dùng đại từ “chúng” thể hiện thái độ khinh bỉ, căm ghét.

+ Liệt kê: những hành động tàn bạo của thực dân Pháp núp dưới luận điệu bảo hộ.

- Yếu tố biểu cảm:

+ Thể hiện thái độ căm phẫn và khinh ghét với thực dân Pháp bằng cách sử dụng đại từ “chúng”.

+ Sử dụng một loạt hình ảnh thể hiện mức độ tàn bạo của kẻ thù như: “tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”, “bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”.

+ Dùng điệp ngữ “sự thực” nhấn mạnh tính xác thực của dẫn chứng gây ấn tượng cho người nghe và người đọc.

--------------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I + khoảng 1/2 kì II
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 550k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 800k/học kì - 900k/cả năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD BÀI 1: TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN WORD BÀI 6: THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH

GIÁO ÁN WORD BÀI 9: VĂN BẢN THÔNG TIN TỔNG HỢP

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 1: TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 6: THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 9: VĂN BẢN THÔNG TIN TỔNG HỢP

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6: THƠ VĂN NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8: THƠ HIỆN ĐẠI

IV. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 12 CÁNH DIỀU

Chat hỗ trợ
Chat ngay