Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều Bài 8: Bài thơ của một người yêu nước mình

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: Bài thơ của một người yêu nước mình. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

BÀI 8: THƠ HIỆN ĐẠI

ĐỌC: BÀI THƠ CỦA MỘT NGƯỜI YÊU NƯỚC MÌNH

(17 câu)

I. NHẬN BIẾT (07 CÂU)

Câu 1: Tên thật của tác giả Trần Vàng Sao là gì?

A. Nguyễn Văn Sao.

B. Nguyễn Đính.

C. Trần Vàng.

D. Nguyễn Vàng.

Câu 2: Đâu là đặc điểm nổi bật trong các sáng tác của Trần Vàng Sao?

A. Ca ngợi những chiến công hiển hách.

B. Miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ.

C. Khắc họa hình ảnh những con người, sự vật bé nhỏ, có mảnh đời khốn khổ ở làng quê.

D. Thể hiện sự lạc quan, yêu đời.

Câu 3: Trần Vàng Sao sinh ra ở đâu?

A. Hà Nội.

B. Sài Gòn.

C. Quảng Nam.

D. Thừa Thiên Huế.

Câu 4: Bài thơ "Bài thơ của một người yêu nước mình" được sáng tác vào thời gian nào?

A. Tháng 12/1967.

B. Tháng 1/1965.

C. Tháng 4/1975.

D. Tháng 8/1945

Câu 5: Bài thơ được sáng tác khi Trần Vàng Sao đang ở đâu?

A. Hà Nội.

B. Chiến khu đầu nguồn sông Hương.

C. Một vùng quê đồng bằng.

D. Một thành phố lớn.

Câu 6: Nhan đề "Bài thơ của một người yêu nước mình" gợi lên điều gì trước khi đọc?

A. Sự hận thù đối với kẻ thù.

B. Một tình yêu nước chân thành và xúc động.

C. Sự bi quan, tuyệt vọng về tương lai đất nước.

D. Sự thờ ơ với vận mệnh quốc gia.

Câu 7: Trong bối cảnh kháng chiến khốc liệt, cách thể hiện tình yêu nước của Trần Vàng Sao được đánh giá như thế nào?

A. Lặp lại những cách nói cũ.

B. Sáo rỗng, thiếu cảm xúc.

C. Phóng đại, cường điệu.

D. Mới mẻ, mang dấu ấn cá nhân.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Đối tượng mà nhân vật trữ tình hướng tới trong bài thơ chủ yếu là:

A. Những người lính ngoài mặt trận.

B. Thiên nhiên hùng vĩ của đất nước.

C. Người mẹ và hình ảnh đất nước gắn liền với mẹ.

D. Những anh hùng lịch sử.

Câu 2: Hình ảnh người mẹ trong bài thơ được khắc họa với những đặc điểm nào?

A. Mạnh mẽ, kiên cường, bất khuất.

B. Giàu sang, quyền quý, sung sướng.

C. Tảo tần, thương con, chịu đựng nỗi cô đơn, vất vả.

D. Vui vẻ, lạc quan, yêu đời.

Câu 3: Theo cảm nhận của nhân vật trữ tình, đất nước hiện lên như thế nào?

A. Đau thương, mất mát, nhưng vẫn đầy tình yêu thương.

B. Giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

C. Hùng vĩ, tráng lệ, với những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp.

D. Yên bình, tĩnh lặng, không có biến động.

Câu 4: Trong cảm nhận của nhân vật trữ tình, đất nước hiện lên qua những hình ảnh có đặc điểm chung là:

A. Cao siêu, trừu tượng, khó hiểu.

B. Bi thương, đau khổ, thể hiện sự mất mát to lớn.

C. Hào hùng, tráng lệ, mang tính biểu tượng lịch sử.

D. Quen thuộc, bình dị, đời thường, gắn liền với cuộc sống nhân dân.

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

=> Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 8: Bài thơ của một người yêu nước mình (Trần Vàng Sao)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay